Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011


Hãy cùng đến thăm thung lũng sông Nile để khám phá một trong những nền văn minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người.


Người Ai Cập cổ đại đã phát triển nhà nước quốc gia đầu tiên và nhà nước đó đã mở đầu một nền văn hóa kéo dài hàng ngàn năm sau đó.


Vua Ai Cập Ramses đệ Nhị đã xây dựng ngôi đền kỳ vĩ này cách nay hơn 3.200 năm. Ngôi đền này là để thờ các vị thần Ai Cập Ra-Horakhty, Amun và Ptah. Nhưng thực ra ngôi đền này dùng để chứng tỏ quyền lực và sức mạnh của vua Ramses đệ Nhị, vị vua đã lãnh đạo Ai Cập trong hơn 60 năm. Giống như các vị vua khác, vua Ramses được xem là biểu tượng của một vị thần trên trái đất.


Bên trong ngôi đền, các bức tranh được chạm trổ chi tiết trên những bức tường cho thấy vua Ramses đang đánh bại các kẻ thù của ông ta ở chiến trường. Các bức tường cũng cho thấy những ví dụ về chữ tượng hình, hình thức chữ viết Ai Cập có dạng các hình vẽ. Đây là hệ thống chữ viết cổ xưa nhất được biết đến trên thế giới.


Vào thập niên 1960, cả hai ngôi đền này đều bị người ta dỡ lấy đi từng tảng đá khỏi vị trí ban đầu của chúng và đem xây dựng lại tại một địa điểm cách đó 200 mét. Việc làm này là để bảo vệ ngôi đền tránh khỏi nước sông Nile dâng lên tràn vào do việc xây dựng đập nước cao Aswan.


Một khu vực khác gần Aswan được nhiều người biết đến là ngôi đền Philae kết hợp kiến trúc Hy Lạp và La Mã. Ngôi đền Philae là một trong những đài tưởng niệm được xây dựng sau khi người chiến binh Macedonia là Alexandre Đại Đế nắm quyền cai trị Ai Cập cách nay khoảng 2.300 năm.


Nếu bạn đi vào ban đêm, bạn có thể xem một buổi trình diễn âm thanh và ánh sáng. Trong buổi trình diễn này, giọng nói của các diễn viên đã được thâu âm lại sẽ cho bạn biết lịch sử về ngôi đền theo kiểu nhạc kịch trong khi ngôi đền được chiếu sáng bởi nhiều màu sắc rực rỡ.


Tiếp tục xuôi dòng sông Nile, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi đền Kom Ombo. Ngôi đền thuộc triều đại Ptolemy này được xây dựng để tôn vinh hai vị thần, thần cá sấu Sobek và Haroeris.


Đi xa hơn về hướng bắc, còn có ngôi đền Horus tại thành phố Edfu. Ngôi đền thuộc triều đại Ptolemy này là một trong những ngôi đền được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Ai Cập.


Đi thuyền về hướng bắc khoảng 100 km. Chúng ta sẽ có thời gian để thưởng ngoạn cảnh vật dọc theo dòng sông Nile. Ở trên thuyền, bạn có thể nhìn thấy những cây cọ, trẻ em đang nô đùa trên các cánh đồng và người dân địa phương đang chèo những chiếc thuyền nhỏ. Và bạn có thể vẫy tay với các du khách trên những chiếc thuyền khách sạn khác.


Điểm dừng chân kế đến là thành phố cổ Thebes, ngày nay được biết dưới tên gọi là thành phố Tuxor.


Ngôi mộ nổi tiếng nhất trong thung lũng thuộc về vua Tutankhamun. Vị vua này không được dân chúng biết đến nhiều về các hoạt động cai trị của ông. Thay vì thế, ông đã nổi tiếng về các kho báu được tìm thấy trong ngôi mộ của ông khi ngôi mộ này được khám phá vào thập niên 1920. Hầu hết những ngôi mộ khác trong vùng đã bị cướp trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng ngôi mộ này đã ở trong tình trạng hoàn hảo và đã nói cho các chuyên gia biết rất nhiều điều về các truyền thống tang lễ của người Ai Cập.


Gần đó còn có ngôi làng Karnak. Ngôi làng này được xây dựng để tôn vinh các vị thần của Thebes, thủ đô của Ai Cập thời cổ đại. Trong hơn 1.500 năm, nhiều vị vua khác nhau đã xây dựng thêm các công trình của riêng họ gắn liền với các chuỗi tòa nhà tại Karnak. Căn phòng nổi bật nhất của ngôi đền Karnak là phòng đại sảnh Great Hypostyle bao phủ một diện tích 6.000 mét vuông. Gian phòng này có 134 trụ cột bằng đá khổng lồ. Các trụ cột này có thời đã được sơn màu sáng và chống đỡ cho trần căn phòng.


Vua Amenhotep đã cho xây dựng khu vực trung tâm của ngôi đền Luxor gần đó cách nay khoảng 3.300 năm. Những vị vua khác cũng đã cho xây dựng mở rộng thêm công trình này. Tại cổng vào của ngôi đền Luxor, có một dãy dài các pho tượng nhân sư mà có thời người ta đo được dài đến 3 km.


Các pho tượng nhân sư này là sự kết hợp mình của một con sư tử với đầu của con người. Thưởng ngoạn phong cảnh nơi này vào ban đêm thật là ma lực cuốn hút mọi người.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét