Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013


Phía ngoài Hang Dơi (hang chính), thiên nhiên khéo léo sắp đặt một hang động nhỏ hơn, có tên là Động Trình


Lối vào Hang Dơi được ví như miệng của con rồng


Khối đá nằm giữa cửa hang được gọi là ”lưỡi rồng”


Miệng rồng” nhìn từ phía trong hang


Khu vực cửa hang có những khoảng thông thiên tạo nên ánh sáng kỳ ảo. Khối đá này nằm bên trái lối vào được ví như một ông tiên đang chào đón


Lối vào khu vực “thân rồng”, hay còn gọi là “Cung điện nhà Trời”, bên trái là hình ảnh “chúa sơn lâm” đang chầu, bên phải là những “Trụ chống trời”


Trong lòng hang nhiều khoảng bằng phẳng rộng rãi. Nơi đây có những bàn thờ Phật


Những khối điêu khắc kỳ thú của tạo hoá


Những không gian kết nối mở ra nhiều điểm nhìn thú vị.


Giữa khu vực “Cung điện Nhà Trời” là một hồ nước cạn, là kết quả của kiến tạo địa chất tự nhiên. Nơi này được ví như thuỷ cung. Giữa hồ có một tảng đá hình con rùa. Hồ nước cạn gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết đầy nhân văn của người dân nơi đây


Một góc khác của “Cung điện Nhà Trời” với những khối nhũ đá đẹp kỳ lạ


Với hình thù đặc biệt, cột nhũ đá này được gọi là “Địa tạng Bồ tát”


Đi sâu vào trong là phần “đuôi rồng”, hay còn gọi là khu vực “Kho báu Nhà Trời”. Khu vực này có diện tích khoảng 80m2, trần cao 10m. Đây là nơi có nhiều “báu vật”


Một trong những báu vật là “bầu sữa mẹ”, đôi nhũ đá này được ví với bầu sữa vì có nước chảy ra, rất lâu mới nhỏ 1 giọt. Người dân cho rằng nếu kiên nhẫn hứng được một giọt nước sẽ gặp điều may mắn


“Đường lên trời” dành cho những người thích khám phá


“Thà hy sinh tất cả để cho Tổ quốc quyết sinh” - quyết tâm của những chiến sỹ còn in dấu trên vách đá ở cửa hang trong những năm kháng chiến


Du khách trở về sẽ nhớ mãi “vẻ đẹp tiềm ẩn” của Hang Dơi

Xem bài viết đầy đủ

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét