Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011


Lâu nay tôi đã từng nghe người dân xã Trung Hóa nói nhiều về hang động Cố Liên và hang Bong trong lòng núi đá vôi ở xã Trung Hóa từng là “sân khấu” diễn văn công, văn nghệ, hội họp,… trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một ngày cuối hạ, trời nắng nóng như đổ lửa, tôi được anh Đặng Xuân Quyết ở thôn Yên Phú, xã Trung Hóa dẫn lên huyện miền núi rẻo cao Minh Hoá để “mục sở thị” vẻ đẹp kì vĩ và tìm hiểu về những giá trị lịch sử từ những hang động này.


Cách thôn Yên Phú chừng 4km về phía Tây là hang Cố Liên. Miệng hang cao chừng 3m, rộng khoảng 2m nằm ẩn khuất sau những tảng đá vôi cao chót vót và rừng cây rậm xanh ngút che chắn bên ngoài. Vào cửa hang, bật đèn pin, phóng tầm mắt nhìn vào mới thấy cả một không gian rộng lớn nằm lọt phía trong. Dưới ánh đèn pin mờ ảo, một đàn dơi hàng trăm con giật mình bay loạn xạ. Sâu bên trong, ba đứa trẻ chừng 13 - 14 tuổi đang tò mò khám phá những nét bí ẩn kỳ vĩ của hang.


Tôi và anh bạn cùng ba đứa trẻ bước xuống hang bằng những bậc thang đá do người xếp trước đây. Xuống sâu khoảng 10m, pha đèn pin quan sát xung quanh mới phát hiện ra nhiều nét lạ và bí ẩn. Hang có chiều dài khoảng 100m, rộng khoảng 25-30m, vòm cao khoảng 20m. Phía cuối hang có lối thông ra ngoài, ánh sáng hắt lên những tảng thạch nhũ muôn hình muôn vẻ.


Xung quanh cột có nhiều hình thù đa dạng mà tạo hóa đã chạm khắc, khiến người xem thỏa sức tưởng tượng


Chứng tích lịch sử bị lãng quên?


Trong hang thường tập trung nhiều người nhưng vẫn bảo đảm bí mật phòng tránh được máy bay địch. Mỗi hang đều có cửa ra vào riêng biệt. Nếu máy bay Mỹ bắn lấp cửa này thì vẫn còn cửa khác để thoát hiểm. Vì thế, 2 hang động này đã trở thành nơi trú quân của nhiều đơn vị bộ đội và là nơi ở của một số đơn vị TNXP.


Chứng tích lịch sử bị lãng quên?

Xem bài viết đầy đủ

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét