Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011


TTCT - Nghe chuyện “phát hiện dấu vết bảy đền, tháp cổ ở Đồng Tháp Mười” đã lâu, nay trở lại nơi từng là căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều, thuở xa xưa là một trung tâm văn hóa thời vương quốc Phù Nam… mới thấy chốn đồng nước này vẫn còn chứa biết bao bí ẩn chờ giải mã.


Ảnh Tháp Mười còn lưu trong chùa Tháp Linh - Ảnh: Hoàng Thạch Vân chụp lại


Trong năm 1932, nhà khảo cổ Pháp Parmentier đã đi vào Đồng Tháp bằng ghe và xuồng để đọc những chữ khắc vào đó và phát giác ra ngôi tháp. Vậy thì xưa kia, miền này nếu không phải là một “xứ thịnh vượng” thì cũng có đông dân cư, và có một con đường nếu không phải là “lát đá” thì cũng lớn, đưa lên tới Cao Miên ngày nay. Nhưng đường chắc chỉ dùng trong mùa nắng, tới mùa lụt, ngập cả thước nước là ít”.


Phía sau khu di tích là mộ Đốc binh Kiều. Ông hi sinh khi ở lại tử chiến với giặc, để Thiên hộ Dương rút quân bảo toàn lực lượng (ít lâu sau Thiên hộ Dương bị nạn mất ở cửa biển Cần Giờ). Hằng năm, vào tháng 11 âm lịch, người dân và chính quyền địa phương đều tổ chức lễ giỗ hai ông hết sức long trọng, gọi là lễ “cúng ông”. Ông Bảo nói: “Gần bên còn có miếu Bà Chúa Xứ nên sẵn dịp “cúng ông” bà con tổ chức “vía bà” luôn, thêm chùa Tháp Linh kế bên nên vào dịp đó có hàng ngàn người đổ về dự lễ hội thật tưng bừng, náo nhiệt”.


Do Đồng Tháp Mười còn là căn cứ cách mạng của Xứ ủy Nam bộ thời kỳ chống Pháp (1945-1949) nên tỉnh Long An đã quy hoạch xây dựng nhà trưng bày Xứ ủy Nam bộ… Năm 2010, Cục Di sản (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) đã hỗ trợ kinh phí và cấp phép khai quật tường thành phía tây khu di tích, chúng tôi phối hợp Trường đại học Văn hóa TP.HCM khai quật 11 hố, phát hiện thêm bảy đền, tháp cổ thời vương quốc Phù Nam…”.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét