Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013


Lân la tìm hiểu những người dân sống dọc đường mòn Hồ Chí Minh được biết, điểm nóng về khai thác gỗ thuộc xã Thạch Lâm (Thạch Thành, Thanh Hoá). Từ đường mòn Hồ Chí Minh, đi qua thôn Thống Nhất, đến thôn Nội Thành, Đăng, Thượng khoảng 10 km, thì thôn nào cũng có tình trạng khai gỗ, tuy nhiên khai thác mạnh thì vào thôn Thượng, bởi những cánh rừng ở đó còn nhiều loài gỗ quý, đặc biệt là gỗ nghiến.


Chúng tôi có mặt tại thôn Thượng và móc nói với ông T, người thuộc mọi lối đi, ngọn đồi như trong lòng bàn tay. Cuộc thương lượng về tiền công xong xuôi, ông T nhận lời đưa chúng tôi vào rừng. Trước khi đi, ông T dặn: Để tìm đến những cây cổ thụ xem phải vượt qua nhiều núi đá, ở đó những cây gỗ nghiến, trai, vải, đinh đá… mấy người ôm cũng không xuể. Nhưng nhớ kĩ, trong chuyến đi, chúng ta sẽ gặp nhiều người khai thác gỗ, để bảo đảm tính mạng cho cả 3 thì nghe theo lời tôi.


Dọc đường đi, chúng tôi men theo con đường mòn, những con suối nhỏ, từng đoàn người, kẻ vác cưa máy, kẻ mang lương thực lần lượt kéo vào rừng chuẩn bị cho một ngày “hạ sát” cánh rừng phía trước.


Vượt qua con đường mòn độc đạo với hàng trăm vách núi đá vôi cheo leo cao chót vót, những phiến đá nhọn hoắt, chúng tôi có mặt ở đỉnh núi E Đé. Giữa cánh rừng già, đập vào mắt chúng tôi là vô số những cây gỗ hàng trăm năm tuổi đã bị đốn hạ. Những thân cây được chia thành nhiều khúc với đường cắt ngang của cưa máy phẳng lì, gỗ nằm ngổn ngang để xẻ bìa cho ra những thanh vuông vắn.


Vượt qua những vách núi đá chừng 200 m, chúng tôi bắt gặp một đám lâm tặc khác có khoảng 5 người đang thay nhau “làm thịt” một cây nghiến. Chúng tôi dừng nghỉ chân lấy nước ra mời họ uống và giải thích mục đích vào rừng.


Những thanh gỗ được xẻ thẳng tắp, chờ vận chuyển ra ngoài


Tránh sự nghi ngờ của lâm tặc, chúng tôi tập trung vào việc tìm kiếm phong lan và nấm rừng. Để qua mặt ông T, một đồng nghiệp đi cùng tôi ngồi nghỉ cùng ông T, còn tôi men theo lối mòn đi. Cứ 50-100 m, tôi lại bắt gặp một cây bị đốn hạ, tiếng cây đổ càng lớn, khung cảnh lại càng tan hoang hơn.


Nhìn thấy gỗ như vậy, tôi tự thắc mắc: Ở đỉnh núi cao chót vót toàn đá vôi, đi lại không cẩn thận rơi xuống vực lúc nào không hay. Làm sao họ đưa gỗ ra khỏi rừng? Nhưng đến khi chứng kiến một nhóm lâm tặc chuẩn bị đưa gỗ xuống núi thì tôi đã có câu trả lời. Bọn chúng đốn hạ hằng trăm cây nhỏ, rồi kết những cây gỗ lại giống như một đường tàu chạy qua nhiều vách núi đá. Sau đó đưa gỗ lên và dùng sức người kéo đến bãi tập kết thì lao xuống.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét