Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013


Chồn bay (Cynocephalus variegatus) rất xứng đáng để đứng đầu bảng trong danh sách các loài thú lạ lùng ở Việt Nam.


Đặc điểm nổi bật của chúng là có “cánh”, cấu tạo bằng màng da nối từ cổ với chi trước, chi sau tới hết các ngón chân và bao phủ tới đầu mút đuôi.


Chồn bay trên thực tế không bay được mà chỉ lượn và chuyền giữa các thân cây với khoảng cách khá xa với “cánh” của mình.


Chúng chủ yếu lượn từ trên cao xuống thấp nên vậy mỗi lần chuyền từ cây này qua cây khác phải leo lên vị trí cao nhất của thân cây để “bay”.


Trong bóng đêm, chồn bay nhận biết điểm đậu trên thân cây rừng rất chính xác. Thậm chí, chúng có thể bay với một con con bám trên mình.


Ngoài khả năng bay, điểm độc dáo thứ hai của chồn bay là con sơ sinh rất yếu và được nuôi trong một chiếc túi làm bằng màng da ở phần bụng dưới.


Con non sẽ sống trong chiếc túi mềm và ấm cho đến khi tự lập. Đặc điểm này rất giống với các loài thú có túi ở Australia, mặc dù chồn bay được coi là một loài thú có vú hoàn chỉnh.


Được gọi là “chồn” nhưng chúng không có liên hệ gì với các loài chồn thông thường. Chúng thuộc một họ động vật duy nhất và cũng gồm một loài duy nhất phân bố ở Việt Nam.


Các nghiên cứu cho thấy chồn bay là họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của linh trưởng (gồm các loài vượn, khỉ…), đã rẽ nhánh ra khỏi nhau khoảng 86 triệu năm trước.


Chiều dài thân của chồn bay là khoảng 34–38cm. Đuôi của nó dài khoảng 24–25 cm và cân nặng 0,9-1,3 kg.


Chúng là loài động vật hoạt động vào ban đêm. Thức ăn là quả cây rừng, trứng chim và chim non.


Làm tổ trong các bọng cây cao 20 - 50m, chồn bay hầu như không bao giờ xuống mặt đất.


Chúng luôn bám vào thân cây với bộ móng sắc nhọn. Khi không bay, loài thú này di chuyển khá chậm chạp bằng các chi.


Ở Việt Nam, chồn bay phân bổ rải rác tại các khu rừng ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét