Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011


Nhóm thám hiểm chúng tôi đều cố gắng dánh dấu từng ngách động để tránh đi lạc, tốn công sức, thời gian. Dù có vận động trí nhớ đến chừng nào, cũng không nhớ nổi những chỗ đã đi qua, vì những khe vách đều có màu nhờ nhờ, vàng nhạt giống nhau.


Trong quá trình tìm kiếm xương cốt, lọt vào một ngách hang, tôi có một phát hiện khá lạ lùng. Đó là, tại một hẻm đá, có vài bộ xương, gồm cả của người lớn lẫn trẻ con. Đống xương này khá đầy đủ các loại, có cả hộp sọ, chỉ có điều hộp sọ đã bị vỡ thành từng mảnh, mỗi mảnh to cỡ lòng bàn tay.


 Chỉ có vài hộp sọ tìm thấy, nhưng đã vỡ nát


Với đống xương này, lại có một giả thuyết đặt ra: Phải chăng, đã có một gia đình tử nạn khi chui vào hang động này? Tại sao ông bố, bà mẹ nào đó lại dẫn con vào sâu thế, để rồi tử nạn ở đây? Phải chăng một gia đình, gồm cả người lớn và trẻ con đã chui vào hang để chinh phục, để rồi bỏ mạng trong lòng hang lạnh lẽo này?


Xương sườn người lớn và trẻ con được tìm thấy cạnh nhau


Chúng tôi lách chân khỏi những mẩu xương nằm rải rác như “suối xương” để đi tiếp vào sâu. Tuy nhiên, chỉ đi được độ 20 mét thì hết đường. Nhìn những mảnh xương rải như kiểu bị nước cuốn, song hang lại hết đường, lại kịch, vậy nước thoát đi đâu? Chẳng lẽ nước cuốn xương đến đây, rồi nước ngấm dần xuống lòng đất?


Giả thiết nước cuốn xương từ nơi khác đến cũng hợp lý, song lại nảy sinh vô vàn câu hỏi không có lời giải đáp. Chẳng hạn: Nếu nước cuốn mọi thứ xuống đây vào mùa mưa lũ, thì phải có cả rác rưởi, chai lọ, cành cây, hoặc những thứ nặng tương đương những khúc xương. Vậy tại sao, ở “suối xương” này tuyệt nhiên không có thứ gì ngoài xương người? Và ở những ngách hang khác nữa, cũng chỉ rặt xương người, không có rác rưởi gì cả? Trong khi đó, một đống rác khổng lồ ở tầng động thứ 2 mà chúng tôi gặp, không hề bị cuốn xuống tầng động thứ 3 một mẩu rác nào.


Trong quá trình đi tìm kho xương, tôi thấy xuất hiện khá nhiều đồ gốm, phần lớn đã bị vỡ. Có những chiếc đĩa, bát rất lớn, ghép các mảnh lại, có thể thấy chiếc đĩa hoặc bát có đường kính lên đến 40cm, như đồ đựng thức ăn cho nhiều người.


Vô số mảnh chum như thế này được tìm thấy trong động


Hơn nữa, qua quan sát, tôi thấy rằng, những chiếc chum bị đập vỡ trong hang động tương đối nhỏ, chỉ có thể đựng vừa một bộ xương, chứ không thể nhét vừa xác người. Ngoài ra, những chiếc chum sành này có niên đại tương đối gần, chỉ cỡ vài trăm năm, chứ không đến hàng ngàn năm. Nếu vài trăm năm trước, tại Sài Sơn, có hình thức táng chum, thì người dân Sài Sơn không thể không biết được.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét