Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011


Tháp Hòa Phong xưa, nghiêng mình bên hồ Gươm (Ảnh: st)


Tồn tại gần 200 năm, chứng kiến nhiều đổi thay của lịch sử, tháp Hòa Phong vẫn đứng lặng lẽ bên hồ như một dấu tích xưa.Nét đẹp tháp Hòa Phong trước nguy cơ mai mộtĐứng giữa “trái tim Hà Nội”, tháp đang thu hút nhiều du khách. Bốn cửa thông nhau, ai cũng có thể chui qua chui lại, đón làn gió nhẹ từ mặt hồ thổi tới. Dường như giữa tháp và người không có khoảng cách. Màu gạch trần rêu phong mang lại cảm xúc hoài cổ. Đây là một nơi lý tưởng để chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới.Những ngày cuối tuần nắng đẹp, những cô gái Hà Thành diện váy tân thời, tết tóc điệu đà đến chụp ảnh bên hồ Gươm. Trong an-bum của các bạn ấy, hiếm khi thiếu những bức ảnh chụp bên tháp Hòa Phong.                            Một du khách Pháp cho biết anh rất ấn tượng trước vẻ đẹp mộc mạc của ngọn tháp. Nó mang một nét riêng của Hà Nội. Tuy nhiên, điều đáng buồn là vẻ đẹp ấy đang bị những nét bút, hình vẽ của một số người bôi bẩn. Anh Minh, một thành viên trong Ban Quản lý  hồ Gươm, cho biết: “Nhiều bạn trẻ ý thức rất kém. Họ dùng bút xóa hoặc bút dạ vẽ lăng nhăng lên tháp. Chúng tôi đã nhắc nhở rất nhiều lần, nhưng điều quan trọng là ý thức tự giác của con người”.Gần đây, một nhóm sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Dược Hà Nội có ý tưởng làm sạch các vết mực nhem nhuốc ấy, trả lại nét đẹp vốn có cho tháp Hòa Phong.  Hành trang là những gói bông nhỏ, cồn để tẩy mực bút dạ, dầu gió để tẩy mực bút xóa.  Mặc dù phải mất nhiều thời gian vì công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng đến nay, những vết mực ấy đã đuợc xóa mờ nhiều.Một bạn nam trong nhóm tâm sự, có nhiều người góp ý rằng sao không dùng nước xi-măng quét lên vết mực cho nhanh. Nhưng e rằng làm như thế sẽ mất đi nét rêu phong của tháp. Mong sao tháp Hòa Phong sẽ mãi đứng đó như một chứng tích lịch sử.                                                                                                                Bài: Đào Quyên


                          Một du khách Pháp cho biết anh rất ấn tượng trước vẻ đẹp mộc mạc của ngọn tháp. Nó mang một nét riêng của Hà Nội. Tuy nhiên, điều đáng buồn là vẻ đẹp ấy đang bị những nét bút, hình vẽ của một số người bôi bẩn. Anh Minh, một thành viên trong Ban Quản lý  hồ Gươm, cho biết: “Nhiều bạn trẻ ý thức rất kém. Họ dùng bút xóa hoặc bút dạ vẽ lăng nhăng lên tháp. Chúng tôi đã nhắc nhở rất nhiều lần, nhưng điều quan trọng là ý thức tự giác của con người”.Gần đây, một nhóm sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Dược Hà Nội có ý tưởng làm sạch các vết mực nhem nhuốc ấy, trả lại nét đẹp vốn có cho tháp Hòa Phong.  Hành trang là những gói bông nhỏ, cồn để tẩy mực bút dạ, dầu gió để tẩy mực bút xóa.  Mặc dù phải mất nhiều thời gian vì công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng đến nay, những vết mực ấy đã đuợc xóa mờ nhiều.Một bạn nam trong nhóm tâm sự, có nhiều người góp ý rằng sao không dùng nước xi-măng quét lên vết mực cho nhanh. Nhưng e rằng làm như thế sẽ mất đi nét rêu phong của tháp. Mong sao tháp Hòa Phong sẽ mãi đứng đó như một chứng tích lịch sử.                                                                                                                Bài: Đào Quyên


Ảnh: Quý Đoàn (DVT.vn) - Trải bao hưng phế, tháp Hòa Phong vẫn đứng đó như một chứng tích cho sự trường tồn của Thăng Long. Nhưng vẻ đẹp ấy hiện đang bị đe dọa... Dấu ấn chùa Báo Ân xưaKhông quá nổi bật về màu sắc và tầm vóc, nhưng tháp Hòa Phong luôn khiến những ai đi qua phải ấn tượng bởi vẻ cổ kính, rêu phong. Tháp đứng trên vỉa hè, bờ hồ Gươm, đối diện với Bưu điện Hà Nội qua trục đường chính Đinh Tiên Hoàng. Nhiều người không khỏi nhầm lẫn đây là một công trình có liên quan đến tháp Rùa, hồ Gươm. Nhưng thực ra, tháp Hòa Phong chính là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân. Vào thế kỷ 19, ngôi chùa này nổi tiếng có quy mô bề thế ở Thăng Long.Theo sử sách, chùa Báo Ân khánh thành năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), trên nền cũ của lầu Ngũ Long trong phủ Chúa Trịnh. Chủ trì việc xây dựng chùa là Tổng đốc Hà Ninh Nguyễn Đăng Giai. Ông là con của Thiếu sư Nguyễn Đăng Tuân, thầy học của vua Thiệu Trị. Năm 1889, thực dân Pháp đã cho phá chùa Báo Ân để xây dựng phủ thống sứ và tòa nhà bưu điện. Nay là Nhà khách Chính phủ và Bưu điện Hà Nội. Tháp Hòa Phong may mắn còn sót lại.Tháp Hòa Phong xưa, nghiêng mình bên hồ Gươm (Ảnh: st)Tháp Hòa Phong mang một vẻ độc đáo, hiếm thấy trong kiến trúc Phật giáo. Đặc điểm dễ nhận thấy là tầng một to và cao hơn hẳn hai tầng trên.Nếu như bảo tháp Lục độ Đài sen ở chùa Trấn Quốc bên hồ Tây vươn tới 11 tầng, cao 15 mét, thì tháp Hòa Phong chỉ có 3 tầng và xây bằng gạch trần. Có lẽ do nó nằm ở ngoài phía cổng chùa, chứ không như những ngôi tháp mộ sư trong vườn chùa.Tầng một có bốn mặt trổ bốn cửa vòm, trên mỗi cửa ghi tên hiệu: Báo Ân Môn, Báo Nghĩa Môn, Báo Đức Môn, Báo Phúc Môn. Tầng hai, bốn góc xây trụ vuông đặt tượng bốn con nghê, nối liền nhau bằng đường viền. Tầng ba có khắc ba chữ “Hòa Phong Tháp”, đỉnh trên cùng trang trí một hình bầu hồ lô. Ngôi tháp đặc biệt thể hiện tư tưởng “cư Nho, mộ Thích” (sống vui với đạo Nho mà vẫn hâm mộ Thích Ca).Tồn tại gần 200 năm, chứng kiến nhiều đổi thay của lịch sử, tháp Hòa Phong vẫn đứng lặng lẽ bên hồ như một dấu tích xưa.Nét đẹp tháp Hòa Phong trước nguy cơ mai mộtĐứng giữa “trái tim Hà Nội”, tháp đang thu hút nhiều du khách. Bốn cửa thông nhau, ai cũng có thể chui qua chui lại, đón làn gió nhẹ từ mặt hồ thổi tới. Dường như giữa tháp và người không có khoảng cách. Màu gạch trần rêu phong mang lại cảm xúc hoài cổ. Đây là một nơi lý tưởng để chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới.Những ngày cuối tuần nắng đẹp, những cô gái Hà Thành diện váy tân thời, tết tóc điệu đà đến chụp ảnh bên hồ Gươm. Trong an-bum của các bạn ấy, hiếm khi thiếu những bức ảnh chụp bên tháp Hòa Phong.                            Một du khách Pháp cho biết anh rất ấn tượng trước vẻ đẹp mộc mạc của ngọn tháp. Nó mang một nét riêng của Hà Nội. Tuy nhiên, điều đáng buồn là vẻ đẹp ấy đang bị những nét bút, hình vẽ của một số người bôi bẩn. Anh Minh, một thành viên trong Ban Quản lý  hồ Gươm, cho biết: “Nhiều bạn trẻ ý thức rất kém. Họ dùng bút xóa hoặc bút dạ vẽ lăng nhăng lên tháp. Chúng tôi đã nhắc nhở rất nhiều lần, nhưng điều quan trọng là ý thức tự giác của con người”.


Gần đây, một nhóm sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Dược Hà Nội có ý tưởng làm sạch các vết mực nhem nhuốc ấy, trả lại nét đẹp vốn có cho tháp Hòa Phong.  Hành trang là những gói bông nhỏ, cồn để tẩy mực bút dạ, dầu gió để tẩy mực bút xóa.  Mặc dù phải mất nhiều thời gian vì công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng đến nay, những vết mực ấy đã đuợc xóa mờ nhiều.Một bạn nam trong nhóm tâm sự, có nhiều người góp ý rằng sao không dùng nước xi-măng quét lên vết mực cho nhanh. Nhưng e rằng làm như thế sẽ mất đi nét rêu phong của tháp. Mong sao tháp Hòa Phong sẽ mãi đứng đó như một chứng tích lịch sử.                                                                                                                Bài: Đào Quyên

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét