Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011


Vé vào cửa là 35.000-40.000vnd (khách Việt) nhưng nếu bạn đi đúng ngày 30/4 thì sẽ được miễn phí. (dịp Lễ này tất cả các lăng tẩm còn lại cũng được miễn phí như thế). Nếu có thời gian thong thả thỉ bạn nên dành trọn 1 ngày để có thể tham quan hết Đại Nội một cách chi tiết.


Nên mang theo đồ ăn trưa vì trong này không có bán, chỉ bán đồ uống. Các dịch vụ bên trong: Mặc áo vua chụp ảnh, nếu may mắn thì có thể có Đêm Hoàng Cung.



Đàn cá vàng ở khu đại nội Huế.


Lăng Tự Đức: là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.


Lăng Đồng Khánh.


Lăng Minh Mạng.


Lăng Thiệu Trị.


Lăng Khải Định: So với 6 khu lăng của các vua nhà Nguyễn, lăng Khải Định là lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất, nhưng đây lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của.


Nếu lăng Gia Long xây dựng trong 6 năm (1814-1820) lăng Minh mạng trong trong 4 năm (1840-1843), lăng Tự Đức trong 3 năm (1864-1867) thì công việc kiến trúc của lăng Khải Định kéo dài đến 11 năm (1920-1931).


Nói đến Huế mà không nói đến chùa chiền là một thiếu sót lớn. Là một trong những cái nôi của Phật giáo nên không có nơi nào mà chùa chiền nhiều như ở Huế.


Chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động đấu tranh của Giáo Hội Phật Giáo chống các chế độ độc tài tại miền Nam vào những năm 1960. Từ những năm 60 đến đầu thế kỷ 21 chùa do Hoà Thượng Thích Thiện Siêu làm trụ trì. Hiện nay nơi đây có trụ sở của Giáo Hội tỉnh Thừa Thiên Huế.


Chùa Từ Hiếu: Cách thành phố Huế năm cây số về phía Tây Nam là một vùng đồi được trồng thông xanh biếc, chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ lớn và đẹp bậc nhất ở Huế.


Chùa Từ Hiếu không chỉ là chốn tu hành đắc đạo của nhiều vị tổ sư, mà còn là nơi để các tăng, ni, phật tử đến nghe thuyết pháp và cũng là một thắng cảnh thu hút nhiều tao nhân mặc khách đến ngoạn cảnh, làm thơ ngâm vịnh. Nhờ đó, chùa còn lưu giữ được nhiều văn bia, kinh kệ và cả những câu đối rất thi vị.


Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét