Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011


Trên đường từ thành phố Salzburg xinh đẹp đến thủ đô Wien lộng lẫy người ta thường không nhìn thấy Linz: Không có toàn cảnh dãy núi Alps, không có quyến rũ Baroque di sản thế giới của UNESCO, không có lãng mạn xe ngựa tráng lệ và ngay đến nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart cũng chỉ đến viếng thăm qua loa. Thành phố chỉ đi vào sách nấu ăn với món bánh ngọt truyền thống và đi vào sử sách như một nơi có nhiều dự án hoang đường của Adolf Hitler.


Nhưng có phải nhiều tình yêu chỉ bắt đầu từ cái nhìn lần thứ hai hay không? Và nàng công chúa ngủ trong rừng cũng đã phải cần đến một hoàng tử đánh thức. Chàng hoàng tử của thành phố cạnh sông Danube này mang tên "Linz09", nơi được mệnh danh là "Thủ đô văn hóa châu Âu".


Vì xưa nay dòng sông Danube bao giờ cũng mang người từ khắp nơi trên châu Âu đến thành phố Linz. Con người đã định cư ở đây từ thời Đồ đá mới. Linz được nhắc đến lần đầu tiên trong các văn kiện trong năm 799 như một nơi buôn bán thời Trung cổ.


Quảng trường chính (Hauptplatz) là trái tim của Linz: Một quần thể nhà cổ với mặt tiền Baroque có màu sắc tươi sáng. Trong một căn nhà 600 năm tuổi là "Hotel Wolfinger", nơi nhiều hoàng đế và vua chúa đã từng qua đêm. Mặt tiền không quá rộng, không có quá nhiều cửa sổ. Ngày xưa người ta phải đóng thuế theo chiều dài của mặt tiền. Vì thế mà những căn nhà ở đây được xây hẹp nhưng rất sâu vào phía sau. Người ta đã xây như thế trước đây 600 năm, thời mà Linz là một nơi buôn bán sầm uất.


Vì thế mà những người sáng tạo nghệ thuật, những người mong muốn Linz trở thành một thành phố hiện đại với một giới nghệ thuật mang tính đột phá, luôn phải đấu tranh với nhiều sức cản. Công trình xây dựng có dạng như một cây cầu của Viện bảo tàng nghệ thuật Lentos cạnh bờ sông Danube đã nhanh chóng có cái tên "hộp đựng giày". Nhiều người dân đã phàn nàn rằng họ có cảm giác bị lóa mắt bởi mặt tiền phản chiếu của tòa nhà.


Trong năm là thủ đô văn hóa châu Âu (2009), Linz cũng không ngần ngại trình bày một chương lịch sử không mang nhiều niềm tự hào hãnh diện. Vì đã một lần thành phố này được dự định trở thành trung tâm của văn hóa và nghệ thuật – nhưng từ một phương diện khác. Adolf Hitler, đã từng đi học phổ thông tại Linz, đã có kế hoạch cho nhiều công trình xây dựng phô trương và nhiều con đường lộng lẫy, muốn xây dựng ở Linz một nhà triển lãm nghệ thuật lớn nhất thế giới. Cho đến nay, người ta vẫn còn gọi những khu nhà ở được xây vào thời đấy là "nhà Hitler". Nhưng may mắn là ngoài cây Cầu Nibelungen ra, nhiều kế hoạch của ông ta vẫn chỉ là ảo tưởng.

Xem bài viết đầy đủ

Categories: , ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét