Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011


Mùa mưa, đi đâu cũng gặp những xâu chim treo lủng lẳng, những lồng chim chật cứng.


Với quan niệm “chim trời, cá biển”, người dân luôn tìm mọi cách “kéo” những cánh chim trên trời vào bàn nhậu, hoặc để “biến chim thành tiền”. “Công nghệ” săn bắt chim thiên hình vạn trạng phát triển từ bẫy dính, bẫy sập, súng hơi cho đến dùng âm thanh của chính loài chim để dụ chúng vào lưới. Đây là cách đem lại hiệu quả cao nhất, một khuôn lưới ngoài cánh đồng một đêm có thể bắt được hàng trăm chú chim các loại, cho thu nhập tiền triệu/ngày.Nhiều nơi người ta dựng lán, ngủ cả đêm ngoài đồng để săn chim. Đàn chim di cư nghe âm thanh của đồng loại, của bạn tình, sà suống và mắc bẫy. Chim vốn tinh khôn, có cánh mà cũng không thể thoát khỏi bàn tay con người.


Số phận của những chú chim sau khi trở thành “tù binh” của con người đều hết sức bi thảm. Một số bị trói cánh, chân, mỏ, mắt thì bị dây xâu qua; một số bị vặt lông khi còn sống, treo lơ lửng chờ khách đến mua; một số thì bị thui bằng lửa rơm. Một bị nhốt trong lồng, mắt nhìn ra cầu cứu, tuyệt vọng.


Nướng chim trên “ngọn lửa hung tàn”    Không biết có bao nhiêu con chim, có lẽ đến hàng ngàn, hàng vạn con bị tiêu diệt mỗi ngày. Lượng chim bắt được bao nhiêu cũng được tiêu thụ hết, thậm chí phục vụ cả đám cưới. Người mua kẻ bán nhộn nhịp. Người bán vui vì kiếm được tiền, người mua sướng vì được thưởng thức đặc sản. Xót xa...   số phận cánh chim trời!Có điều gì đó xót xa khi cảnh tượng đó diễn ra trên quê hương của Giáo sư Võ Quý, nhà điểu học số 1 Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời để bảo vệ các loài chim và là cách ứng xử của người dân một nước vốn tự hào về truyền thống nhân ái, yêu thiên nhiên.                               Kẻ mua người bán tấp nậpVới đà săn bắt theo kiểu tận diệt như thế này, nguy cơ biến mất của chim trời không phải là chuyện xa xôi. Cần làm gì để bảo vệ những biểu tượng của tự do, hòa bình và bảo vệ cân bằng sinh thái đang là vấn đề nhức nhối, rất cần sự vào cuộc kịp thời của những người có trách nhiệm.                                                                                   Quang Đại – Hà Vy


Không biết có bao nhiêu con chim, có lẽ đến hàng ngàn, hàng vạn con bị tiêu diệt mỗi ngày. Lượng chim bắt được bao nhiêu cũng được tiêu thụ hết, thậm chí phục vụ cả đám cưới. Người mua kẻ bán nhộn nhịp. Người bán vui vì kiếm được tiền, người mua sướng vì được thưởng thức đặc sản.


số phận cánh chim trời!Có điều gì đó xót xa khi cảnh tượng đó diễn ra trên quê hương của Giáo sư Võ Quý, nhà điểu học số 1 Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời để bảo vệ các loài chim và là cách ứng xử của người dân một nước vốn tự hào về truyền thống nhân ái, yêu thiên nhiên.                               Kẻ mua người bán tấp nậpVới đà săn bắt theo kiểu tận diệt như thế này, nguy cơ biến mất của chim trời không phải là chuyện xa xôi. Cần làm gì để bảo vệ những biểu tượng của tự do, hòa bình và bảo vệ cân bằng sinh thái đang là vấn đề nhức nhối, rất cần sự vào cuộc kịp thời của những người có trách nhiệm.                                                                                   Quang Đại – Hà Vy


                              Kẻ mua người bán tấp nậpVới đà săn bắt theo kiểu tận diệt như thế này, nguy cơ biến mất của chim trời không phải là chuyện xa xôi. Cần làm gì để bảo vệ những biểu tượng của tự do, hòa bình và bảo vệ cân bằng sinh thái đang là vấn đề nhức nhối, rất cần sự vào cuộc kịp thời của những người có trách nhiệm.                                                                                   Quang Đại – Hà Vy

Xem bài viết đầy đủ

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét