Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012


Biểu tượng hòa bình (Peace sign) ra đời vào năm 1958 và được thiết kế bởi Gerald Holtom - một họa sĩ kiêm nhà thiết kế, tốt nghiệp Trường đại học Nghệ thuật Hoàng gia Anh. Biểu tượng được sử dụng trong chiến dịch giải trừ vũ khí hạt nhân (Campaign Nuclear Disarmament - CND). Biểu tượng này thể hiện cả hai chữ cái N và D (viết tắt của Nuclear Disarmament) trong hệ thống semaphore (loại hình truyền tin dùng cờ tay làm phương tiện truyền tải các tín hiệu): Chữ cái N được thể hiện bởi 2 lá cờ hình chữ V ngược, chữ cái D được thể hiện bởi một lá cờ chỉ lên trời và một lá cờ chỉ xuống đất.


Biểu tượng này thể hiện cả hai chữ cái N và D (viết tắt của Nuclear Disarmament) trong hệ thống semaphore.


Tuy nhiên, một giả thiết khác được đưa ra, biểu tượng này đã được tạo ra bởi hoàng đế Nero của La Mã khi ông đã ra lệnh đóng đinh lộn ngược Thánh Peter. Cũng đã có nhiều diễn giải khác nhau về ý nghĩa của biểu tượng này. Một số người nhìn ra đó là dấu chân chim bồ câu. Nhiều người bóp méo sự thật cho nó là dấu hiệu của quỷ Satan hay gán cho nó những ý nghĩa chống Thiên Chúa giáo. Dù vậy, với những người yêu công lý và lẽ phải, biểu tượng này chỉ có một ý nghĩa duy nhất: biểu tượng của hòa bình.


Biểu tượng ngành y.


Biểu tượng ngành dược.


Nhận thấy sự thiếu thốn về y tế trong việc trị thương sau trận chiến Solferino giữa Pháp và Áo vào năm 1859, doanh nhân người Thụy Sĩ Jean - Henri Dunant đã đề nghị thành lập một tổ chức trung lập để chăm sóc cho những người bị thương trong chiến tranh. Tổ chức chữ thập đỏ quốc tế bắt đầu hoạt động vào năm 1863. Sau đó một năm, Công ước Geneva với những nội dung về vấn đề nhân đạo được ký kết. Chữ thập đỏ trên nền trắng là sự đảo lại của quốc kỳ Thụy Sĩ, quê hương của ông Dunant. Nó cũng rất dễ được nhận thấy từ khoảng cách xa, rất phù hợp cho việc cứu thương.


Harvey Ball thiết kế biểu tượng mặt cười đầu tiên vào năm 1963 cho một công ty bảo hiểm. Để cổ vũ tinh thần của nhân viên sau việc sát nhập công ty, biểu tượng này đã được in lên các phù hiệu tròn, poster và các tấm card. Các phù hiệu này trở nên rất phổ biến với hơn 50 triệu cái bán ra vào năm 1971. Harvey Ball chỉ được trả công 45 USD (khoảng 900.000 VNĐ) cho việc thiết kế biểu tượng này. Ông chưa bao giờ đăng ký bản quyền, nhưng theo lời con trai ông, ông chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc vì điều đó.


Có nhiều chuyện kể xoay quanh nguồn gốc của ký tự “$" chỉ đồng USD. Vì tiền thân của USD là đồng 8 real của Tây Ban Nha nên có nhiều người cho rằng hình chữ "S" có nguồn từ số "8". Giải thích thuyết phục nhất là dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" ("peso" hay "piastre") được viết kết hợp trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ "P" biến thành một dấu gạch thẳng đứng (- | -) . Dấu "$" đã được sử dụng trước khi tiền Tây Ban Nha được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785.


Ký hiệu USD đôi khi còn được viết với hai dấu gạch thẳng đứng. Đây là thói quen cũ: một nét cho chữ "S", một nét cho đường gạch đứng, và nét cuối cho đường cong trong chữ "P". Những người viết nhanh không chú ý đến việc viết một chữ "P" chuẩn, nên tiện tay viết một dấu gạch nữa.


Biểu tượng đồng bảng Anh - đơn vị tiền tệ của Liên hiệp Anh có xuất xứ từ chữ cái L in hoa. Đây là chữ cái viết tắt cho từ “libra” - đơn vị đo khối lượng chính của La Mã. Từ này là một từ Latin có nghĩa là “thăng bằng” hay “quy mô”. Đồng bảng (pound) được sử dụng làm đơn vị tiền tệ bởi vì đó là giá trị của một pound bạc nguyên chất.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét