Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012


Ngõ chợ Đồng Xuân có đến mấy hàng bún chả nằm san sát nhau, nhưng những thực khách lâu năm thường chỉ chọn quán bún chả của chị Hằng - quán bún chả hiếm hoi và duy nhất ở cái ngõ ngắn ngủn này vẫn dùng que tre như ngày chợ Đồng Xuân mới xây. Giờ tuy chị Hằng làm hàng nhưng biển hiệu thì vẫn đề tên mẹ: bún chả bà Nga.


Món bún chả cầu kỳ từ khâu nguyên liệu đến kỹ thuật chế biến. Kẹp tre dùng để nướng phải là cọc tre đóng móng nhà, cưa ra từng đoạn ngắn rồi ngâm nước hai ngày cho đỡ mùi. Sau đó mới chẻ. Thịt dùng để nướng được thái dày thịt, không ướp hành tươi để đỡ mùi cháy của hành ám vào thịt.



Khi ăn mùi chả rất độc đáo, thịt lợn ngọt quyện vị của lá xương xông, hương hành khô thơm, lại cả mùi tre nữa. Bún chả, không ăn với giấm ớt mà ăn với sấu dầm tự làm. Sấu để nguyên quả, luộc bằng nước lã để lấy nước chua. Khách muốn ăn chua nhiều thì có thể lấy cả quả mà dầm thêm vào. Chua dịu rất ngon.


Có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng qua bàn tay khéo léo của các bà các mẹ, đã trở thành những món ăn tạo nên thương hiệu Ngõ Chợ Đồng Xuân.


Hai hàng nằm sát nhau trong cùng 1 con ngõ. Tuy 2 tên gọi, nhưng chỉ khác nhau về 1 nguyên liệu chủ đạo: Hủ tíu làm từ sợi bánh đa trắng nhỏ. Còn Phở tíu, là từ sợi phở ăn hàng ngày.


Bát phở tíu hay hủ tíu ở đây chỉ nhỏ xinh và vừa đủ ấm bụng. Không gây cảm giác ngấy cho thực khách, rất dễ ăn và hợp khẩu vị của đại đa số chúng ta. Để mỗi khi ra về, vị ngọt của thịt, chua nhẹ thanh thanh của nước dùng lưu nơi đầu lưỡi, dẫn bước trở lại...


Về phần Bún riêu ốc. Bún ở đây ngon nhất là phần nước dùng. Nước chua chua, thơm nhẹ nhàng vị giấm bỗng. Ốc béo ngậy, giòn và không bị giai như nhiều hàng bún ốc khác. Đặc biệt là không hề có thêm giò, chả hay thịt bò như xu hướng bây giờ.


Chuối đậu ở đây cũng được làm rất chuẩn, với màu vàng tươi của nghệ, bùi của miếng chuối nấu đến độ chin tới, không bị nát, đậu phụ rán vàng, thơm giòn.


Ớt ở đây được cô chủ quán mua về tự chưng nên rất cay và ngon, lại không có phẩm đỏ. Ăn kèm với bún có rau chuối thái mỏng, húng Láng, tía tô. Nếu thích ăn chua, đã có sẵn hũ sấu, me dầm nước mắm cho bạn. Vừa đem lại vị chua thanh mát, vừa tôn lên vị đậm đà của nước dùng.


Ngoài bún ốc truyền thống, bạn cũng có thể thưởng thức bát bún riêu ốc thập cẩm hợp thời tại những hàng xung quanh, nhưng hàng đầu tiên ở ngõ chợ là ổn hơn cả.


Giá cho mỗi bát bún ở đây từ 30.000 – 35.000 đồng.


Sinh sau đẻ muộn hơn so với tất cả các hàng quán trong ngõ, nhưng với hương vị tuyệt vời: béo ngậy của caramen, thơm mát của thạch các loại, bổ dưỡng của long nhãn, giòn tan của những lát dừa khô, bùi bùi của nước cốt dừa... Từ gian hàng nhỏ này, Chè Suka đã lan ra khắp ngõ chợ và đang dần trở nên phổ biến trên khắp Hà Nội.


Một số địa điểm khác, bạn có thể ăn chè Suka: hệ thống hàng chè Lộc Tài, khu KTX trường ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách Khoa – Hai Bà Trưng hoặc Đại học Quốc gia – Cầu Giấy.


Sợi bún mềm. Thịt mọc to, dai nhưng không ngọt thịt. Măng đậm đà, ngấm vị và ngọt nước. Miếng tiết bình thường. Nước dùng không quá đậm đà, vừa phải, đủ dùng và dễ ăn. Nhưng thêm vào đó, quẩy cực kỳ ngon và tương ớt thì khá cay.


Địa chỉ: 19 Nguyễn Thiện Thuật (đằng sau chợ Đồng Xuân). Bán từ 6h sáng đến đêm. Giá: 20.000 đồng/bát đầy đủ. 500đồng/ quẩy.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét