Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013


Đại Môn (cổng đền) được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917) theo kiểu vòm cuốn, cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Chính giữa cổng là hàng chữ “Cao sơn cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Từ cổng đền sẽ dẫn tới các di tích chính của Đền Hùng.


Rất nhiều đoàn khách du lịch tới tham quan khu di tích trước lễ hội.


Đền Hạ được xây dựng vào thế kỷ XVII -XVIII, gồm hai nhà ba gian là Tiền bái và Hậu cung theo kiến trúc kiểu chữ nhị. Tương truyền đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai.


Chùa Thiên Quang được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ XIII-XIV) và được đại trùng tu vào năm 2000. Trong chùa gồm các nhà: Tiền đường (5 gian), Thiêu hương (2 gian), Tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa.


Cây Vạn Tuế trước cửa chùa Thiên Quang đã gần 800 năm tuổi. Ngày 19-9-1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội đã ngồi làm việc bên gốc cây.


Đền Trung tên chữ là “Hùng Vương Tổ miếu”, xây dựng cùng thời với Chùa Thiên Quang. Đền được xây dựng lại vào thế kỷ XV và đại trùng tu vào năm 2009 theo kiến trúc kiểu chữ nhị. Tương truyền, đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng đến ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền thờ 18 đời Hùng Vương cùng vợ con và tướng lĩnh của các Vua Hùng.


Đền Thượng đặt trên đỉnh núi có tên chữ là "Kính thiên lĩnh điện" (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Tương truyền đây là nơi các vua Hùng làm lễ cầu trời, mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Đền được xây dựng vào thế kỷ XV và được xây dựng lại vào thời nhà Nguyễn theo kiến trúc kiểu chữ Vương gồm nhà Tiền tế, Đại bái và Hậu cung. Năm 2007 đền được đại trùng tu như hiện nay. Trên cổng đền là dòng đại tự: “Nam Việt triều tổ” (Tổ muôn đời của nước Nam).


Lăng Hùng Vương tương truyền là lăng mộ của Hùng Vương thứ sáu. Trước khi chết người dặn lại: “…Khi ta chết hãy chôn ta trên đỉnh núi Cả, đứng trên núi cao ta sẽ trông nom bờ cõi cho con cháu…”. Thời nhà Nguyễn (thế kỷ XVIII- XIX) xây mộ, dựng lăng. Từ đó đến nay lăng đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo.


Giếng Cổ (còn gọi là Giếng Rồng). Tương truyền Tổ Mẫu Âu Cơ đã dùng nước giếng này để tắm cho 100 người con trai. Tại đây các nhà khoa học đã phát hiện những dấu tích văn hóa của các thời kỳ: Lý-Trần-Lê-Nguyễn.


Đền Giếng tên chữ là Ngọc Tỉnh. Đền được xây dựng vào thời nhà Nguyễn (thế kỷ XVIII) gồm nhà Tiền tế, Hậu cung và hai nhà Oản.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét