Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011


Bởi đã quen với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, đã quen với bước chân đi đường bằng nên ấn tượng đầu tiên với khách “xuôi” khi đến Hà Giang là núi là đá. Hàng nghìn km vuông rặt một màu xám ngắt của đá.


Ai đã đến Vân Nam, ai đã ghé rừng đá Thạch Lâm nơi đóng bộ phim Tây Du Ký đều không khỏi ngỡ ngàng trước độ cao của đá nhưng đến Hà Giang bạn sẽ được chiêm ngưỡng trùng điệp đá núi.



Đá đã làm nên núi hay núi sinh ra đá. Đá núi quện hòa. Đá núi quẩn quanh với mây mù, sương sớm. Đá từ nhà ra đường, từ sông đến núi, chỗ nào cũng đá là đá.


Cái vẻ đẹp kỳ ảo của đá, của bàn tay tạo hóa kia đã khiến cho những chuyên gia người Pháp từ hàng trăm năm trước phải ngỡ ngàng mà gọi đây là “tượng đài địa chất”.Và mới đây thế giới lại công nhận cao nguyên đá Đồng Văn là “Công viên địa chất toàn cầu” như một sự chiêm bái trước tự nhiên.


Đá hình thành từ hàng trăm triệu năm trước, đá nâng lên, đá sụt xuống, đá lên cao chót vót nơi cổng trời hay đột ngột “hạ sơn” nơi hẻm vực Nho Quế.


Những cung đường chập chùng uốn lượn, khi hiện rõ giữa nắng trưa, khi mờ ảo trong sương mù. Những cung đường cua ngoặt tay lái, những cung đường quanh co lên xuống như vũ công làm dáng với dải lụa mềm vắt vẻo giữa đại ngàn đá.


Vẻ đẹp của đá, của núi khiến khách “phượt” đang trên đà lên dốc mà cứ phải dừng xe, vô lê đường để nhìn, để ngắm, để bấm máy tanh tách .


Đá xám ngắt nhưng đá cũng khó nhọc. Rừng trên đá; bắp, lúa, rau, hoa cải vàng, hoa tam giác mạch đều mọc trên đá.


Những người phụ nữ, những người đàn ông răng bịt vàng vốc từng vốc đất vào các khe đá để gieo hạt ngô. Những bàn tay xếp từng viên đá thành những bờ, những thửa để gieo trồng.


Từ bếp lò đến hàng rào, cổng nhà đến chuồng ngựa, chuồng trâu… đều làm bằng đá.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét