Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011


Một trong số hàng ngàn cây khổng lồ trong rừng cấm của người La Chí ở Bản Phùng. 


Trong lễ cúng rừng, món thịt chuột, đặc biệt là tiết canh chuột, không thể thiếu được. 


Thầy cúng người La Chí đang làm lễ đuổi ma cho một gia đình. Trong lễ cúng này, ngoài con ngan, còn có con chuột nướng. 


Đền thờ thần rừng của người La Chí trên đỉnh Lủng Cẩu. 


Đầu lâu trâu có rất nhiều trong đền thờ ông Hoàng Dìn Thùng trong rừng cấm. 


Món chuột nướng được người La Chí ưa chuộng. 


(VTC News) - Trong văn hóa tộc người, thông thường, những con vật linh thiêng phải là rồng, phượng, rùa, chim. Hoặc ít ra cũng phải là gấu, báo, hổ, sư tử… Nhưng, với người La Chí, một dân tộc thiểu số, chỉ có 8 ngàn người, sống duy nhất ở Hà Giang thì lại khác, con chuột là linh vật vô cùng linh thiêng. Chúng tôi phải đi xe máy từ sáng sớm đến mờ tối mới hết 30km đường vào xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì, Hà Giang). Con đường được mở mấy năm nay, chỗ đá hộc, chỗ bùn lầy ngập bánh xe. Núi cao, rừng sâu, mây mù quanh năm bao phủ. Trên đỉnh Tây Côn Lĩnh, ngày đêm gió quật ầm ầm. Những ngôi nhà của giáo viên cứ xiêu bên Đông, vẹo bên Tây vì gió lớn.Một trong số hàng ngàn cây khổng lồ trong rừng cấm của người La Chí ở Bản Phùng. Đứng ở trung tâm xã Bản Phùng, nhìn lên đỉnh Lủng Cẩu tưởng như đó là mảnh đất của Trời. Người La Chí có truyền thuyết kể rằng, đỉnh Lủng Cẩu là nơi vua Gia Long (ông vua của người La Chí, giống như “vua mèo” Vương Chí Sình của người Mông chứ không phải vua Gia Long thời Nguyễn) ở và đó cũng là đường lên Trời. Các tiên nữ thường trốn nhà Trời xuống hạ giới qua đỉnh Lủng Cẩu vui đùa với vua. Huyền thoại thì chỉ là huyền thoại, nhưng sự thực thì đường lên bản Lủng Cẩu đúng là đường lên Trời. Với sự dẫn đường của các cán bộ xã Bản Phùng, trong đó có Chủ tịch xã Vương Đức Sinh, tôi phải cuốc bộ liên tục 2 giờ đồng hồ mới tới điểm trường Lủng Cẩu. Mùa đông, gió lớn, mưa tuyết như hoa trời bay trong gió. Trong lễ cúng rừng, món thịt chuột, đặc biệt là tiết canh chuột, không thể thiếu được. Sau điểm trường Lủng Cẩu là khu rừng cấm linh thiêng rộng mênh mông của người La Chí. Đầu rừng cấm có ngôi nhà thờ đơn sơ, với những chiếc sọ trâu trắng lốp gác trên mái. Mỗi năm dân bản cúng rừng ở nhà thờ một lần và thịt một con trâu để tế Thần Rừng. Đi rừng tiếp 2 giờ đồng hồ nữa thì đến lõi rừng cấm, nơi đó có ngôi miếu thiêng thờ các vị thần như ông tổ Hoàng Dìn Thùng, vua Gia Long, Thần Rắn. Các vị thần này ngự trong ngôi miếu và được gọi chung là Thần Rừng. Nhiệm vụ của Thần Rừng là bảo hộ cuộc sống đồng bào, cho đất sản xuất, cho trời mưa xuống để cây lúa tốt tươi, cho sấm sét không đánh chết người. Thầy cúng người La Chí đang làm lễ đuổi ma cho một gia đình. Trong lễ cúng này, ngoài con ngan, còn có con chuột nướng. Để được hưởng những thứ đó, hàng năm, dân bản phải làm lễ cúng rừng, hiến tế lễ vật, và thực hiện lời hứa bảo vệ rừng với Thần Rừng linh thiêng. Có 3 loại lễ cúng rừng diễn ra, lễ cúng tại nhà thờ ở cửa rừng mỗi năm diễn ra một lần, còn lễ cúng ở miếu thờ trong lõi rừng cấm thì 15 năm mới diễn ra một lần. Riêng lễ cúng Thần Rắn cứ 13 năm lại diễn ra một lần. Lễ cúng rừng hàng năm thì lễ vật hiến tế chính là trâu, lễ phụ là thịt chuột. Lễ cúng cúng 15 năm diễn ra một lần thì lễ vật bò là chính, thịt chuột cũng là phụ. Lễ cúng 15 năm một lần là cúng ông tổ Hoàng Dìn Thùng, nên phải cúng bò, vì ông chỉ thích ăn thịt bò. Đền thờ thần rừng của người La Chí trên đỉnh Lủng Cẩu. Cũng chính vì quan niệm này mà người La Chí không nuôi bò. Họ sợ, nếu nuôi bò, mỗi khi bò kêu, ông Hoàng Dìn Thùng lại thức dậy đòi ăn thịt bò thì… sạt nghiệp. Lễ cúng 13 năm một lần là cúng Thần Rắn, mà rắn thích ăn chuột, nên lễ vật chính là chuột, chứ không phải trâu hay bò. Truyền thuyết về Thần Rắn được kể như sau: Ngày xưa, có một cụ già râu tóc bạc phơ, sau nhiều ngày dạo chơi qua các bản làng thì đi vào rừng, chết luôn tại đấy và biến thành hai con rắn. Khu rừng đó được gọi là rừng Me Meo, chính là rừng cấm trên núi Lủng Cẩu bây giờ. Đầu lâu trâu có rất nhiều trong đền thờ ông Hoàng Dìn Thùng trong rừng cấm. Trong bản có một anh đã 9 đời nghèo đói, cho dù anh cũng như tổ tiên mình đều làm việc rất chăm chỉ. Để hỏi xem vì sao cuộc đời mình cứ nghèo đói mãi vậy, anh liền đi tìm thầy mo. Khi qua rừng Me Meo, anh gặp hai con rắn. Rắn hỏi anh nhà nghèo đi đâu vậy? Anh nhà nghèo buồn tủi kể lại sự tình. Rắn nghe vậy, liền nhờ anh chàng nhà nghèo: “Ngày trước tôi đi đâu cũng được, bay cũng được, thế mà giờ không tài nào làm được gì để kiếm ăn. Nhờ anh hỏi hộ xem vì sao lại thế?”. Gặp thầy mo, kể lại sự tình của mình và hai con rắn trong rừng Me Meo, thầy mo liền bảo: “Trước đây con rắn biết bay, nhưng giờ không bay được, cũng không đi được là vì hai bên mép của chúng có hai cái răng vàng. Nhổ đi sẽ khỏi hết. Nhưng nếu nhổ răng rắn thì cỏ cây sẽ khô héo, ngô lúa cũng chết hết. Món chuột nướng được người La Chí ưa chuộng. Còn việc anh nghèo hay giàu thì tùy ở cách ứng xử và lòng tốt của anh”. Thầy mo chỉ nói có vậy rồi biến mất. Anh nhà nghèo trở về mà lòng buồn thảm.Đi qua rừng Me Meo, gặp hai con rắn, rắn hỏi: “Tình hình thế nào?” Anh cũng kể lại y nguyên. Nhưng anh không nhổ răng vàng cho rắn, vì làm như vậy, bản làng anh sẽ chết đói. Rắn van xin: “Nếu anh không giúp chúng ta thì chúng ta đành phải chết đói, chết khát ở khu rừng này mất rồi”. Nghe hai con rắn than thở, anh nhà nghèo động lòng thương liền nhổ răng cho rắn. Nhổ xong, hai con rắn năng động hẳn lên, nó bay nhảy khắp nơi. Để tỏ lòng biết ơn, hai con rắn đã tặng anh nhà nghèo 4 chiếc răng vàng và dặn rằng, chiếc răng vàng này sẽ giúp nhân dân được no ấm, nhưng nhân dân phải bảo vệ rừng Me Meo nơi rắn ngự trị.


Tiết canh chuột là món khoái khẩu của người La Chí. 


Tiết chuột pha rượu cũng được ưa chuộng. 

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét