Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012


Núi Phượng Hoàng thuộc đất làng Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cách Hà Nội khoảng 80km. Theo người dân ở đây ngọn núi chính là một phần của con Phượng bố đã hóa đá hướng về hang nay được đặt tên là hang Phượng Hoàng.


Từ chân núi leo tới hang Phượng Hoàng mất chừng nửa giờ đồng hồ. Muốn lên hang, bạn phải theo đường đá xếp ngoằn ngoèo ngược dốc, nên với những người ít rèn luyện khó mà leo lên đến tận trên đỉnh.


Các bậc đá mới được lát đã giúp đường lên Hang Phượng Hoàng dễ dàng hơn nhưng không phải ai cũng có thể leo đến hơn cả ngàn bậc đá.



Lối đường mòn xưa kia được người dân vạch tìm lối lên hang Phượng Hoàng giờ cỏ tranh đã mọc kín.


Hang Phượng Hoàng có rất nhiều thạch nhũ, khung cảnh vô cùng kì bí.


Ngoài các khối thạch nhũ khổng lồ, trong hang có một vũng nước trong vắt không bao giờ cạn. Tương truyền, vũng nước này là nước mắt của chim phượng hoàng chồng, chảy mãi muôn đời để nhắc nhở con người phải luôn giữ lòng thủy chung.


Nhũ đá nghìn năm trong hang Phượng Hoàng mang vẻ đẹp tự nhiên, nguyên sơ.


 Quần thể nhũ đá tuyệt đẹp và kì lạ.


Hang Phượng Hoàng gồm 3 tầng, tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa là hang Sáng bởi có ba cửa từ các phía rọi ánh sáng mặt trời. Hang Sáng rộng hàng ngàn mét vuông, vòm hang cao hơn 100m. Tầng cuối là hang Tối bởi ánh sáng tự nhiên không lọt vào đến hang này.


Nhũ đá... non đang trong quá trình hình thành


Màu sắc tuyệt đẹp của các loại nhũ đá làm mê hoặc những người có đủ sức vào thăm hang sau hàng ngàn bậc thang đá dốc ngược


Nhũ đá hình người


Đáng tiếc là một số nhũ đá trong hang Phượng Hoàng đã bị đổ sập xuống do thay đổi địa chấttrong khu vực


Nhũ đá xen kẽ


Năm nay qua năm khác, hang Phượng Hoàng tích tụ lại thành quần thể nhũ đá kì diệu như một món quà tạo hóa ban tặng



Những cây cỏ hiểm hoi xuất hiện trong hang bên cạnh rêu phong phủ kín

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét