Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013


Đối với đào Nhật Tân hay đào Thất thốn người trồng đào phải chăm bón tỉ mẩn uốn nắn từ khi cây mới nảy mầm. Khi cây đào còn bằng ngón tay, chủ vườn đã phải dùng dao cắt gọt quanh thân để hãm sự phát triển của cành và tạo vẻ xù xì độc đáo. Đất trồng đào cũng phải là đất thịt được đánh lên, phơi khô, khử phèn khử chua. Nước tưới cây phải là nước sạch. Những ngày rét mướt hay những hôm nắng táp úa lá, chủ vườn phải túc trực theo dõi ngoài vườn…


Tại tổ 14, thị trấn Sapa nơi tập trung nhiều đào nhất những ngày này tiếng máy cưa, tiếng chặt cành, tiếng rao bán đào nhộn nhịp như một phiên chợ. Năm nay rét đậm nên đào Sapa chưa bung hết nụ, những cành đào đẹp được chủ đào thỏa sức hét giá. Nếu như năm ngoái một cành đào nhỏ chỉ bán được đôi ba chục nghìn, năm nay tăng lên gấp 3-4 lần.


Những cành đào mốc bày ven quốc lộ 4D qua thị trấn Sapa


Một cành đào cỡ trung bình của nhà Sểnh có giá đến 700 nghìn đồng, loại to hơn giá cả triệu. Sểnh bảo, bán đào hơn nhiều so với trồng lúa nên năm nào chồng Sểnh cũng cùng anh em trong nhà lên rừng săn đào để bán.


Lý Phủ Chiêu, người dân tộc Dao đỏ, một người chuyên trồng đào tại Sả Xéng cho biết: "Thu nhập từ bán đào mốc là con số "khủng", quả đào thì rẻ lắm, chỉ 1 nghìn đồng một cân, quả chỉ để chế biến thức ăn cho lợn thôi, nên nhà chẳng để cho cây ra quả. Mọi năm cành được giá thì tôi mới bán, vì trồng một cây đào lâu lắm. Nhưng giờ biết cách trồng thêm đào rồi nên có thể bán cả gốc cây to”.

Xem bài viết đầy đủ

Categories: ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét