Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013


Theo các chuyên gia về cổ vật và sử học thì quả chuông đồng có niên đại sớm nhất Việt Nam hiện nay là quả chuông đồng được nhân dân thôn My Dương, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) tìm thấy ở độ sâu 3,5m  năm 1986 trong một lần đào mương khai thông hệ thống thủy lợi của thôn.


Chuông Vân Bản có niên đại thời Trần, được làm vào thế kỷ XIII có số phận ly kỳ nhất trong các chuông cổ ở Việt Nam. Tương truyền, hồng chung Vân Bản đã nhiều lần tuyệt tích dưới đáy biển rồi lại tự tìm đường trở lại. Tính ra thời gian chuông nằm dưới đáy biển còn nhiều hơn thời gian chuông được treo tại chùa.


Cho đến nay, kỷ lục “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam" được xác lập bởi quả chuông đồng nặng 36 tấn đặt tại chùa Bái Đính (Ninh Bình).


Lớn thứ hai trong “bảng xếp hạng” là quả chuông ở chùa Cổ Lễ (Nam Định) thuộc xã Trực Nghĩa, huyện Nam Ninh. Quả chuông được đặt giữa sân chùa, chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, nặng 9 tấn, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936.


Chuông đồng bị khoan đỉnh được đúc dưới thời vua Quang Trung, tuy không phải chuông lớn, nhưng có điểm đặc biệt là khi đánh lên lại có tiếng ngân vang xa kỳ lạ.


Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (năm 1710) để cúng cho ngôi Quốc tự, cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m, nặng hơn 2.000kg, hiện đặt tại chùa Thiên Mụ. Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an”. Chuông đã trở thành bảo vật của Phật giáo Thuận Hoá đã được lập hồ sơ để các cấp có thẩm quyền xem xét và đề nghị công nhận là “Bảo vật quốc gia”.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét