Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013


Cho tới khoảng chừng 5 -10 năm trước, làng Đường Lâm vẫn giữ được khá nhiều nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt bởi được thiết kế xây dựng có hình xương cá. Người xưa xây dựng đường như vậy để nếu đi từ đình sẽ không phải quay lưng vào cửa Thánh. Bên cạnh đó Đường Lâm còn giữ một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây là cổng khá đặc biệt khác các cổng làng khác của vùng Bắc Bộ. Cổng làng Mông Phụ không có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường làng. Làng Đường Lâm cổ có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó có những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850…số còn lại tuổi đời trung bình đều hơn 100 năm.


Vẻ đẹp mộc mạc, giản đơn tượng trưng cho hình ảnh làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ của làng cổ Đường Lâm




Với những giá trị tiêu biểu còn lưu giữ, quần thể di tích làng cổ Đường Lâm đang được chính quyền thị xã Sơn Tây đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cho phép lập hồ sơ, đề nghị Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới với hai tiêu chí IV và V. Tiêu chí IV yêu cầu giá trị điển hình, nổi bật của loại hình xây dựng, kiến trúc, có cảnh quan môi trường sinh động, khẳng định những bước tiến, hội tụ đầy đủ cuộc sống, phong tục của người nông dân vùng Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Trên phạm vi rộng, tiêu chí này nói lên được giai đoạn quan trọng về lịch sử nhân loại. Tiêu chí V thể hiện ở chính cuộc sống thường nhật, nơi cư trú của hơn 6.000 người, đại diện cho cộng đồng rộng lớn dân cư vùng Đồng bằng Bắc bộ với nghề chính là làm ruộng. Những người sinh sống trong làng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo các chi, nhánh và được chia theo các thứ bậc liên quan. Nhiều món ăn truyền thống vẫn được sử dụng trong bữa ăn của các gia đình, như: gà Mía, xôi tảng, chè kho, chè lam, chả nướng xiên lỗ, thịt quay đòn, nước chè tươi...


Với nhiều giá trị nổi bật, Đường Lâm nhận được nhiều sự ủng hộ để nghị Unesco công nhận là Di sản văn hoa thế giới.


Vậy nhưng nếu về Đường Lâm ngày hôm nay, nhiều người sẽ có cảm giác thất vọng bởi không như những gì họ hình dung hay được nghe nhìn qua báo đài. Đường Lâm giờ đây đã không còn mấy dáng dấp của một ngôi làng cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thay vì những ngôi nhà đá ong với mái ngói bạc màu thời gian là những ngôi nhà cao to hiện đại được xây cao 3 – 4 tầng. Thay vì những đường lát gạch đỏ nay đã là những con đường trải xi măng dài hun hút…Nếu như không có hướng dẫn viên du lịch hoặc người dân bản địa dẫn đường thì có khi đi hết cả làng du khách cũng không nhìn thấy bóng dáng ngôi nhà cổ nào.


Về Đường Lâm hôm nay sẽ thấy nhiều căn nhà cao tầng đã được xây dựng, vẻ cổ kính xưa kia đã mất đi nhiều...


Trên thực tế hiện nay tại Đường Lâm chỉ có 12 căn nhà cổ được mở cửa đón khách du lịch.


Đa phần các căn nhà ở Đường Lâm đều đã xuống cấp rất nguy hiểm và bất tiện cho người dân sinh sống


Một công trình nhà ở bị cưỡng chế tháo dỡ tại Đường Lâm


Không chỉ những căn nhà riêng trong làng cổ, các công trình công cộng của làng như trạm xã, trường học cũng xuống cấp và ngày càng trở nên chật trội. Tại trường mẫu giáo trong làng, một lớp học có đến 70-80 học sinh, mới nghe chắc nhiều người sẽ nghĩ là nghe nhầm nhưng đấy lại là chuyện thật tại Đường Lâm.  Chỉ bởi trường năm trong khu vực quy hoạch làng cổ nên không được phép xây cao, cũng không có diện tích mà nới rộng nên các cháu mẫu giáo phải chấp nhận cảnh 80 học sinh/1 phòng học chật trội.


Cảnh sinh hoạt, học tập "không tưởng" của lớp mẫu giáo của nhà trẻ tại Đường Lâm, 70-80 học sinh chen nhau trong 1 lớp học chật trội...

Xem bài viết đầy đủ

Categories: ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét