Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011


Cốc đế mái: Cốc đế có kích thước từ 86 - 100 cm, với bộ lông màu đen, chân có màng bơi và đôi mắt màu xanh dương. Ở các nước Đông Á, ngư dân thường dùng loài này để săn bắt cá trên sông. Ở Việt Nam, loài này thường xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long và sống ở các khu vực đất ngập nước, sông, hồ. Sinh sản từ tháng 3-5 và thức ăn chủ yếu là các loài tôm, cá và phiêu sinh dưới nước. Hiện nay số lượng loài này đã giảm sút rất nhiều, chủ yếu là do mất môi trường sống cũng như tình trạng săn bắn quá mức. Số lượng trong sân chim hiện tại khoảng 57 cá thể và đã thấy chúng làm tổ và có con non trong sân chim. Loài này đựợc xếp vào loài đang bị đe doạ rất nguy cấp nằm trong Sách đỏ Việt Nam bậc (EN) và sắp bị đe doạ đối với Sách đỏ IUCN bậc (NT).



Cốc đế trống


Bồ nông chân xám: Kích thước từ 127-140cm, là loài chim nước lớn với bộ lông màu trắng xám. Chân có màng bơi rộng và mỏ to, dài. Khi bay phải lấy đà và cổ co lại nhằm giúp cơ thể tránh tiếp xúc với gió, giúp chúng bay nhanh hơn. Thường sống thành bầy đàn, và kiếm ăn ở các khu vực cửa sông (khi kiếm ăn, chúng chỉ há to mỏ ra và tự động con mồi sẽ chui vào bên trong miệng). Phân bố ở khắp cả nước và làm tổ ở các bờ sông lớn. Ở sân chim số lượng bắt gặp là 8 cá thể và đây là loài sống lang thang, không làm tổ trong sân chim. Loài này được xếp vào loài đang bị đe doạ rất nguy cấp nằm trong Sách đỏ Việt Nam bậc (EN) và sắp bị đe doạ đối với Sách đỏ IUCN bậc (NT).


Chim điêng điểng (hay cổ rắn)


Chim điêng điểng con: Kích thước từ 85-97cm, với bộ lông trên cánh màu ttrắng xám. Cổ và ngực lông có màu nâu. Khi bay cổ dài ra trông giống như con rắn nên dân gian vẫn thường quen gọi là chim “cổ rắn”. Chúng sống ở các khu vực ao, hồ, đất ngập nước và phân bố ở khắp cả nước. Ở sân chim Bạc Liêu, loài này sống định cư và số lượng còn tương đối nhiều (175 cá thể, nhiều nhất trong năm). Loài này được xếp vào loài đang bị đe doạ sẽ nguy cấp nằm trong Sách đỏ Việt Nam bậc (VU) và ít lo ngại đối với Sách đỏ IUCN bậc (LC).

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét