Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011


Nằm cạnh con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, thuộc phương Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Sở dĩ văn miếu có tên như vậy là do được xây dựng trên đất làng Xích Đằng và căn cứ vào khánh và chuông còn lại tại văn miếu.


Sự đối xứng của hai cây gạo hàng trăm năm tuổi phía trước cổng Nghi môn.


Một trong hai con nghê đá trước cổng văn miếu.


Tam quan (hay cổng Nghi môn) cổ kính mà uy nghi của văn miếu.



Thay vì lầu trống như ở các văn miếu Quốc tử giám, văn miếu Mao Điền, ở văn miếu Xích Đằng lầu trống được thay vào bằng lầu chuông. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh của văn miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.


Lầu khánh và làu chuông cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.


Khu nội tự kết cấu theo kiểu chữ Tam: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt chính quay về hướng nam. Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, cấu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ, kèo được sơn son thếp vàng phủ kim hoàn toàn.


Khu nội tự của văn miếu.


9 tấm bia đá cổ khắc tên các vị đại khoa còn lại trong khu nội tự của văn miếu.



Bàn thờ đức Khổng Tử và nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An trong khu nội tự.


Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét