Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011


Giữa lòng Hà Nội ồn ào náo nhiệt, mọi người lạnh lùng đi qua nhau, ngay cả hàng xóm láng giềng, vậy mà ở căn nhà cuối ngõ ấy (mặc định những người đến đây gọi nơi này là café cuối ngõ) lại có một nét sinh hoạt đặc biệt. Tất cả những người đến đây đều chào hỏi, cười với nhau.


Ngồi một góc với nhóm bạn anh tên Thắng, nhà ở Cầu Diễn, những người đến đây đều chào anh như thể anh là người đáng nể trọng. Tôi cứ tưởng mình anh được thế, nhưng không ngờ, mỗi lần có người đến họ lại hỏi thăm nhau: “hôm nay Cường không đi với Uyên à? … Chị Dung bảo dành cho chị ấy một chỗ, chị ấy đến muộn”, …



Căn nhà cuối ngõ ấy cũ kỹ và hơi ẩm thấp. Bên ngoài là cây cối, bên trong là những bức họa của những họa sĩ nổi tiếng. Cánh cửa ọp ẹp, có dấu hiệu của mọt, tường không sơn. Đôi câu thơ của nhà thơ Tú Mỡ:“trời cho cái mã bên ngoài – để che đậy cái sơ sài bên trong” làm tất cả mọi người chú ý.


Căn nhà cuối ngõ ấy cũ kỹ và hơi ẩm thấp. Bên ngoài là cây cối, bên trong là những bức họa của những họa sĩ nổi tiếng. Cánh cửa ọp ẹp, có dấu hiệu của mọt, tường không sơn. Đôi câu thơ của nhà thơ Tú Mỡ: “trời cho cái mã bên ngoài – để che đậy cái sơ sài bên trong” làm tất cả mọi người chú ý.


Những bức tranh, ảnh về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; những chiếc bàn, ghế nhỏ bằng tre, nứa. Thỉnh thoảng chủ nhà cắm những lọ hoa huệ trắng.


Người giữ xe của quán (nhà) là bố của chủ quán, nhớ mặt, nhớ tên từng người khách quen chỉ sau 2 lần họ ghé quán. Ông không lấy vé. Mọi người nhìn thấy ông đều tắt máy, xuống xe và chào trân trọng.


Cuối ngõ có một sinh hoạt thường kỳ: mỗi tối thứ 6, mọi người sẽ biểu diễn Guitar và Violin từ 20h30’ đến 22h30’. Nhạc sỹ đều là những người quen đến quán và là bạn bè của những người ở dưới. Họ thường chơi nhạc Trịnh và những bài hát về Hà Nội.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét