Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011


Gian trưng bày cổ ngọc Việt Nam thu hút đông đảo người xem sau lễ khai mạc sáng nay.



Cổ ngọc thời tiền sử - sơ sử xuất hiện trong các di chỉ văn hóa hậu kỳ thời đại đá mới ở vùng ven biển Đông Bắc. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều sản phẩm tạo bằng đá ngọc nephrite màu vàng, trắng hay xám xanh với những chế phẩm vòng tay, hạt chuỗi, rìu kích thước nhỏ được mài nhẵn.


Những cổ ngọc thuộc 10 thế kỷ đầu Công nguyên gồm nhiều loại hình như khâu đeo thắt lưng, vật đeo trang sức có khắc hoa văn, khắc chạm hồi văn mây hình chữ X, xen kẽ ô trám lồng phỏng theo đồ án đồng cổ thời Ân - Thương.



Ngọc trắng xám đã xuất hiện từ thời kỳ này với hình nhẫn tròn, tiết diện tròn. Ngoài ra có những vật thể hiện hình thù các con vật như linh thú, ve sầu, bướm, hổ ngồi hay tượng hổ...làm bằng ngọc nhiều màu từ thế kỷ 1 đến 3.


Cổ ngọc thời Lê - Nguyễn chiếm số lượng lớn nhất trong bộ sưu tập tại Bảo tàng lịch sử và có niên đại từ thế kỷ 18 đến đầu 20. Trong ảnh là Nghiên mực khắc thơ ngự chế của vua Thiệu Trị, làm bằng ngọc trắng xám (thời Nguyễn).


Nghiên mài mực còn được tạo bằng loại đá màu nâu và trắng xám. Ở ô chứa mực chạm nổi hình Ngư long hý thủy hay tạo theo hình lá sen với các đường gân rất tỉ mỉ. Có chiếc tạo hình bầu dục, mặt trên khắc hình chim phượng xòe cánh, mặt nghiên khắc ô chứa mực hình bông hoa 4 cánh...


Ngay từ thời cổ đại, ngọc đã trở thành biểu tượng của quyền lực, giàu sang, vẻ đẹp và sự cao quý. Chiếc Đỉnh bằng ngọc xanh xám sẫm. Đây là một trong những đồ của cung đình Huế dưới thời Nguyễn.


Ấn Khải Định Đại Nam Hoàng Đế (trái) và bình có đế gỗ làm từ ngọc Kim sa và vàng, gỗ thời Nguyễn.


Thành phần của bộ Văn phòng tứ bảo gồm gác bút và thủy trì (đồ đựng nước rửa bút), làm từ ngọc trắng xám và xanh ghi (thời Nguyễn). Có những chiếc thủy trì ngọc trắng tạo theo hình lá sen uốn độc đáo, trong lòng chạm nổi 2 bông hoa mai. Có chiếc tạo hình quả cam, nắp làm bằng vàng chỏm núm tròn đính hạt ngọc.


Chậu làm bằng ngọc trắng xanh nhiều màu, bịt vàng (thời Nguyễn).

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét