Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011


Một góc núi rừng Chư Pảh


Loại hòm độc mộc đẽo từ gỗ chik của người dân tộc Gia Rai


Vì sợ bị ma rừng bắt bệnh chết đau chết đớn nên Rơ-chăm-Tuốt nhất định không dám mạo hiểm dẫn đường đưa chúng tôi đến rừng ma. Tuốt chỉ tay lên đỉnh Sê-San chìm giữa mây mù, mà rằng: “Mày cứ theo con đường này, đi đến khi đụng núi thì bỏ xe, men theo con suối đi mãi, đi mãi, đi đến khi gặp mấy cái tượng gỗ là đến chỗ rừng ma”. Dứt lời, Tuốt đeo gùi, tay cầm xà–gạc lầm lũi tiến vào rẫy.Luật tục kỳ lạ giữa rừng già     Thời gian chầm chậm trôi. Bóng dáng Rơ-chăm-Tuốt trong phút chốc chìm giữa núi rừng thinh lặng. Đang lúc thất vọng não nề với suy nghĩ sẽ không thể nào đặt chân vào “vương quốc” của các a-tâu để được xem hòm độc mộc, đồ tùy táng với tivi, đầu máy kỹ thuật số, xe đạp, xe máy… được người sống bỏ lại nhà mồ theo tục chia của (khi có người thân qua đời, người Gia Rai sẽ mang tất cả vật dụng, tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết lúc sinh thời, mang trả cho người chết, để người chết có phương tiện sử dụng, làm kế sinh nhai ở thế giới ma) và đặc biệt là tận tường hủ tục nuôi ma, thì cơ may chợt đến. Từ phía khoảng rừng um tùm mà lúc nãy Rơ-chăm-Tuốt đi vào, một thanh niên dáng gầy ốm xuất hiện. Thấy chúng tôi, anh ta nhoẻn miệng cười, tay cầm điếu thuốc lá xin chút lửa. Người thanh niên giới thiệu tên Lương, là người ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, lên lập nghiệp ở huyện miền núi Chư Pảh từ năm 2005, lấy vợ là người Gia Rai năm 2008, hiện sinh sống tại làng Dúch 1 (xã Ia Kreng có 3 làng, gồm làng Dúch 1, Dúch 2 và làng Dip). Lương thổ lộ: “Trong quá trình thu mua nông sản ở Ia Kreng, tôi gặp Rơ-chăm-Xinh, cô ấy hiền lành, xinh đẹp nên đem lòng yêu và cưới. Vì làm rể đồng bào được gần 3 năm qua nên tôi rất rõ những luật tục, hủ tục nơi núi cao rừng thẳm này”.Chúng tôi chia sẻ ý định thám hiểm chốn a-tâu cũng như tìm hiểu cội nguồn của hủ tục nuôi cơm người chết, Lương xởi lởi nhận lời.Vừa dấn bước vào rừng, vừa dùng xà gạc phát quang bụi rậm mở đường, để hành trình ngắn lại và đỡ phần căng thẳng ,Lương cho biết: “Không như người Kinh có thể vào ra nghĩa địa thăm mả mồ người thân bất kỳ lúc nào, người Gia Rai tin rằng nếu không vì đưa ma, nuôi ma, làm lễ bỏ mả thì ai đó cả gan đặt chân vào rừng ma sẽ gây họa cho chính mình và người thân. Khi ấy ma rừng, người của cõi a-tâu sẽ theo dấu chân, theo hơi của người sống về đến buôn làng, vào tận nhà bắt người, bắt trâu bò, gây nên dịch bệnh”.Lầm lũi tiến vào rừng, chúng tôi bắt gặp già làng Rơ-chăm-Sek khi già đang ngồi nghỉ bên gùi măng rừng, dưới một gốc cây chik đại thụ, thân to bằng vòng ôm của 3 người, cành lá chi chít dây leo uốn éo, đan chặt vào nhau như những đôi mãng xà khổng lồ đang vào mùa tình ái. Già Sek năm nay 76 mùa rẫy (76 tuổi) nhưng tráng kiện, vạm vỡ, thân chắc nịch, nhìn như người ở tuổi 60. Lương bảo nhỏ, “muốn biết gì về luật tục của buôn làng, cứ hỏi già rồi vào rừng ma hẵng chưa muộn”.


Tượng người mặt buồn ra-cong được đẽo tạc để làm bầu bạn


Ché rượu – vật quý mà người sống chia cho người chết


Chị Rơ-chăm-Siêng trò chuyện với người chồng quá cố khi “nuôi ma”

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét