Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011


Ở Côn Đảo, những hiện vật không chỉ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thực dân đế quốc đã gây ra ở Việt Nam suốt hơn 1 thế kỷ.


Bất chấp roi vọt và sự tra tấn dã man, những người tù vẫn học tập chính trị, văn hoá và cất lên tiếng ca để át đi tiếng gông xiềng.


Những hiện vật đó còn mang trong mình những giá trị vô giá về lòng yêu nước về sự kiên trung của những người Cộng sản, những người không tiếc thân mình khi đặt lợi ích của tổ quốc và dân tộc lên trên.


Trại giam Phú Hải- một trong những nơi giam giữ những nhân sĩ, trí thức yêu


Đến tham quan những trại tù này chắc hẳn không ai không rùng mình khi tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng bức và ngột ngạt với những hình thức lao động khổ sai, với những công cụ tra tấn rùng rợn nhất, phi nhân tính nhất, cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người.


Từ nơi địa ngục…Hơn 118 năm, hết Pháp lại đến Mỹ - ngụy, đã biến Côn Đảo thành “Địa ngục trần gian”, nơi giam cầm hàng chục vạn người yêu nước Việt Nam. Trong đó, hơn 22.000 người đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của đất nước. Ở Côn Đảo, những hiện vật không chỉ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa mà thực dân đế quốc đã gây ra ở Việt Nam suốt hơn 1 thế kỷ. Bất chấp roi vọt và sự tra tấn dã man, những người tù vẫn học tập chính trị, văn hoá và cất lên tiếng ca để át đi tiếng gông xiềng. Những hiện vật đó còn mang trong mình những giá trị vô giá về lòng yêu nước về sự kiên trung của những người Cộng sản, những người không tiếc thân mình khi đặt lợi ích của tổ quốc và dân tộc lên trên. Cầu tàu 914, nơi chứng kiến những cuộc vượt ngục đầu tiên của những người chiến sĩ cách mạng bị đày ra Côn Đảo. Rất nhiều người đến đây rồi không bao giờ trở về.Con số 914 được đặt tên cho cầu tàu này là do những người tù còn sống nhẩm tính từng đó người tù đã ngã xuống trong quá trình xây dựng cầu tàu này. Thực tế con số người ngã xuống lớn hơn nhiều. Trại giam Phú Hải- một trong những nơi giam giữ những nhân sĩ, trí thức yêu Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối… là những cái tên mà du khách khi đã đặt chân tới đây đều không thể quên.Đến tham quan những trại tù này chắc hẳn không ai không rùng mình khi tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng bức và ngột ngạt với những hình thức lao động khổ sai, với những công cụ tra tấn rùng rợn nhất, phi nhân tính nhất, cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người. Khu biệt lập Chuồng Bò. Trại được xây dựng với danh nghĩa để nuôi heo bò nhưng lại được sử dụng để làm trại tù, chỉ có một phần dùng để nuôi súc vật nhằm ngụy trang cho những kiểu tra tấn rùng rợn. Hầm phân bò có chiều sâu 3m, chứa phân bò, dùng để ngâm những người tù- một kiểu tra tấn rùng rợn và phi nhân tính nhất. Người ta kể lại, năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới. Khi được cứu, người tù đó đã bị giòi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu thì qua đời vì sức yếu.


Chuồng cọp - đỉnh điểm sự tàn độc của chế độ cai tù


Những phòng giam đặc biệt. Người tù sau khi chịu những trận đòn tra tấn còn bị đày đoạ phơi mưa, nắng.



… trở thành thiên đường


Và Côn Đảo cũng là nơi để giáo dục truyền thống yêu nước một cách thiết thực, không giáo điều, không sách vở. Hơn 45.000 khách du lịch đến với Côn Đảo trong 9 tháng qua hầu hết đều tham quan các hệ thống nhà lao.


Côn Đảo đã làm cho nhiều người dù chỉ một lần đặt chân đến đây cũng đủ mê mẩn và không ít người đã ví nơi đây như “Thiên đường trên trần gian”.

Xem bài viết đầy đủ

Categories: , ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét