Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011


Cũng giống như nhiều khu vực khác trên thế giới, các thành phố lớn của Brazil không an toàn và tội phạm bạo lực cao hơn nhiều so với ở các nước láng giềng.Colombia


Colombia đang nỗ lực xóa bỏ hình ảnh xấu về nước này song các thống kê tội phạm và tin tức tiêu cực trên báo chí cho thấy các tệ nạn vẫn còn hoành hành. Phổ biến nhất là không tặc, cướp giật và bắt cóc ở những khu vực thuộc quyền kiểm soát của nhóm phiến quân FARC (Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia).Afghanistan


Afghanistan


Là nước có một số thánh địa Hồi giáo linh thiêng nhất bên ngoài Ảrập Xêút, cùng với thành cổ Babylon và nhiều điểm lịch sử quan trọng, Iraq lẽ ra là một điểm hấp dẫn đối với du lịch Trung Đông. Nhưng rất ít người đủ dũng cảm để tới đất nước này, nơi không chỉ là một vùng chiến căng thẳng vài năm trước mà còn triền miên chứng kiến các vụ đánh bom tự sát, khủng bố và bắt cócNam Phi


Nổi tiếng với biệt danh "thủ phủ cưỡng hiếp của thế giới" cùng với rất nhiều án mạng và số người tử vong vì tai nạn giao thông, nước chủ nhà của World Cup 2010 này không còn lạ lẫm gì với nguy hiểm. Tội phạm ở Nam Phi không có dấu hiệu giảm bớt mặc dù tỷ lệ án mạng giảm 6,5% theo như thông báo của Bộ trưởng Bộ Cảnh sát trong năm 2011, trong khi số vụ tấn công tình dục giảm 3%. 


Với 3 trong số các dãy núi cao nhất thế giới nằm ở phía bắc nước này, Pakistan là nước thu hút nhiều nhà leo núi trong năm qua và vẫn rất nổi tiếng mặc dù có nhiều bất ổn. Giống như nhiều khu vực ở Trung Đông, Pakistan vẫn chịu sự hiện diện của al-Qaeda và Taliban, các vụ đánh bom và xung đột bộ lạc, biến nước này thành điểm đến nguy hiểm cho du khách.Libya


Libya đã trở thành điểm nóng của truyền thông thế giới kể từ khi các cuộc biểu tình hòa bình chống đại tá Muammar Gaddafi bùng phát thành một cuộc xung đột hồi tháng 2 và nhanh chóng lan khắp cả nước. Với một đất nước chìm trong cuộc chiến giành quyền lực và một lệnh ngừng bắn không dừng được các cuộc tấn công, khách du lịch muốn tới đất nước này có thể phải nghĩ lại hoặc mạo hiểm mạng sống của mình. CHDC Congo


Xung đột ở Congo, đẫm máu nhất thế giới kể từ Thế chiến II, dính dáng đến 7 nước kể từ khi nổ ra năm 1998, với các cuộc đụng độ bạo lực nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiếp cận biên giới và chính trị. Hậu quả của nó là thương vong lớn, không chỉ bởi chiến tranh mà còn do dịch bệnh, suy dinh dưỡng và nạn cướp phá.Sudan


Cuộc chiến kéo dài 40 năm đã chia tách Sudan thành 2 nước, với Nam Sudan đạt được nền độc lập gây tranh cãi từ lâu. Đất nước rộng nhất châu Phi này có ít người tới thăm nhất.Somalia


Chiến tranh bộ lạc và xung đột bạo lực hoành hành kể từ đó, dẫn tới hàng chục nhóm thù địch và biến thủ đô Mogadishu trở thành nơi nguy hiểm tới mức Tổng thống nước này cũng phải lánh nạn sang nước láng giềng Kenya nhiều năm. Không chỉ có vậy, Somalia mới đây lại phải hứng chịu nạn hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm, với 12 triệu người đang khẩn thiết cần viện trợ lương thực, theo Liên Hợp Quốc.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét