Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012


Trải qua quãng đường gần 100km từ thành phố Thanh Hoá, chúng tôi tìm về xã Cẩm Quý để mục sở thị và nghe câu chuyện kỳ bí về đôi “giếng thần” (giếng trời ban). Các cụ cao niên trong làng Chiềng, xã Cẩm Quý cho biết, đôi "giếng thần" có từ khi nào cũng chẳng ai biết được, người dân nơi đây chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy có đôi giếng nước đó rồi.


Về nhà, ông bỏ quả trứng cho gà ấp, hơn một tháng trôi đi trong yên lặng rồi vào một ngày trời đất bỗng tối sầm lại, đàn gà kêu lên thảng thốt, đàn trâu cũng lồng lên trong chuồng, một con rắn màu trắng tinh nằm cuộn tròn trông ổ gà. Thấy đó không phải là điềm lành ông liền mang con rắn đi vứt bỏ nhưng lạ thay, cứ mỗi lần ném nó thật xa thì về nhà lại thấy rắn trên xà nhà.


Bia đá khắc chữ ghi lại công ơn của chàng rắn.


Cách xa chỗ làng của ông ở đến mấy ngày đường có một con sông, ở đó có nhiều vực thẳm sông lại không chảy xiết rắn ngụp lên ngụp xuống mấy cái rồi gật đầu ưng ý ở lại. Trước khi ra về ông dặn rắn ở lại đừng quấy phá dân làng xung quanh, rắn bất ngờ khóc và nói với ông bố hãy ước một điều ước để con đền ơn nuôi dưỡng của bố bấy lâu nay. Ông nghĩ làng mình quanh năm khô hạn, bà con phải đi xa mới có nước ăn, vậy con hãy cho làng một nguồn nước không bao giờ cạn để bà con đỡ khổ.


Lúc đầu giếng rất sâu nhưng càng tôn cao bao nhiêu nước lại dâng lên bấy nhiêu. Ông Bảo cho biết thêm: “Trước đây cá trong giếng nhiều lắm, có đủ các loại cá nhưng do thanh niên trong làng bắt hết, mấy năm nay không thấy nhiều nữa”.


Khu mộ tổ họ Cao - người đã có công nuôi chàng Rắn.


Ông Bảo cho biết, trước đây khung cảnh nên thơ, hùng vĩ đó như tôn thêm vẻ kỳ bí cho đôi giếng Thần. Bà con dân tộc Mường ở làng Chiềng tôn thờ, coi đôi giếng thần này là hiện thân của bản làng và là nơi giao lưu văn hóa tâm linh của bà con trong làng.


Nước giếng trong xanh.

Xem bài viết đầy đủ

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét