Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012


Làng Mỹ Cụ. 


Ông Trần Anh Nghĩa bên tháp mộ chùa Linh Sơn. 


Đền thờ cụ Lý Huy Chân ở làng Mỹ Cụ. 


Núi Phượng Hoàng. 


(VTC News) - Liên tục các kho báu được khai quật, cả làng nhìn thấy tận mắt, bán lấy bộn tiền, nên không ai nghi ngờ gì về tính hư thực của những kho báu này. Cả làng đều tin chắc chắn rằng, đó không phải là những câu chuyện truyền thuyết suông.Kỳ 1: Huyền thoại về ngọn núi chôn giấu kho báuĐã từng theo chân nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương) đi đào bới, xem xét mộ Hán cổ, song tôi chưa từng thấy ở đâu có nhiều mộ Hán cổ như ở 3 quả núi làng Mỹ Cụ (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Và điều đặc biệt hơn, là chưa từng thấy quả núi nào chứa nhiều báu vật đến vậy. Những ngôi mộ như những đường hầm giấu ăm ắp báu vật lộ ra trước mắt khiến tôi ngỡ ngàng, để rồi đau xót trước sự vô cảm của chính quyền, trước sự tàn phá không thương tiếc của giới đào mồ cuốc mả. Tôi đã có nhiều ngày chui hầm, leo núi, bới đất, để rồi nhận ra rằng, hàng vạn món báu vật tầm cỡ quốc gia đã bị người ta moi ra khỏi lòng đất bán như sắt vụn, gạch vỡ. Làng Mỹ Cụ. Ông Trần Anh Nghĩa vốn là công an xã, chủ tịch xã và bây giờ về hưu thì làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh của xã Chính Mỹ. Chẳng rõ ông có phải con cháu cụ Trần Tung (Trần Tung là anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, anh ruột của hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, tức anh vợ vua Trần Thánh Tông) hay không, nhưng ông bảo tổ tiên đời nảo đời nào nhà ông đã sống ở chân ba quả núi làng Mỹ Cụ, gồm núi Phượng Hoàng, Hổ Phục và núi Rùa. Theo người dân trong xã, ông Nghĩa là người nắm rõ nhất về cụ Trần Tung và xa hơn nữa là truyền thuyết về những quả núi này từ thời Hùng Vương. Dù nhiều năm làm cán bộ, công việc bận mải, nhưng ông vẫn luôn yêu mến lịch sử, văn hóa nên chịu khó sưu tầm lịch sử địa phương. Ông Trần Anh Nghĩa bên tháp mộ chùa Linh Sơn. Ông Nghĩa pha trà, trịnh trọng dẫn tôi ra ngã ba làng Mỹ Cụ, chỉ hướng chân vạc của ba quả núi, rồi bắt đầu câu chuyện huyễn hoặc về những quả núi kỳ bí này.Truyền thuyết kể rằng, làng Mỹ Cụ có từ thời Hùng Vương, nhưng lúc đó, làng chỉ là cái trại nhỏ ven biển, do một vài cư dân nơi khác kéo đến sinh sống, đánh cá, trồng cấy. Thời Thục Phán An Dương Vương, dân cư đông đúc hơn, trại được mở rộng thành trang (trang là đơn vị hành chính lớn hơn trại - PV), được đặt tên là Mỹ Cát Trang, có nghĩa là bãi cát trắng rất đẹp.Đền thờ cụ Lý Huy Chân ở làng Mỹ Cụ. Hiện nay, làng Mỹ Cụ thờ thành hoàng là vợ chồng cụ Lý Huy Chân và Đào Thị Bảo. Tên tuổi, gia cảnh hai cụ vẫn được ghi trong sử sách của làng, trong các câu chuyện truyền miệng và được thờ tự trong đền, đình. Quê gốc hai cụ ở Thanh Hóa, là hào phú anh hùng, biết nghề địa lý, giỏi buôn bán thương nghiệp. Thời Hùng Vương, cụ Bảo từ quan, rồi dắt gia quyến về vùng đất thuộc huyện Thủy Nguyên bây giờ. Đến trang Mỹ Cụ, thấy thế đất đẹp, tiền có án thủy đáo đường (thủy triều lên xuống), hậu có đan phượng hàm thư (con chim phượng ngậm sách), tả hữu có song đồng sơn (hai quả núi hai bên), nên dừng chân, lập trại sinh sống, buôn bán. Núi Phượng Hoàng. Xưa kia, nơi nào có đất thiêng, thì thầy địa lý thường khuyên mang mồ mả tổ tiên đến chôn, với niềm tin sẽ phát nghiệp đời sau. Tất nhiên, cụ Chân đã rước mồ tổ tiên ra vùng đất này và chôn đúng huyệt thiêng giữa trại. Tuy nhiên, giờ đây, dân làng không biết huyệt đạo đó ở đâu.Vợ chồng cụ Chân có tài buôn bán kinh bang tế thế lên phất lên rất nhanh. Cụ đóng những chiến thuyền lớn, lập ra những đội thuyền buôn bán khắp biển cả, với các nước láng giềng. Những chuyến buôn bán lớn đã mang về cho vợ chồng cụ cả núi tài sản. Lượng tài sản của vợ chồng cụ chẳng kém gì quốc khố ở kinh thành.


Một hầm mộ từng cất giấu nhiều báu vật lộ ra khỏi vách núi. 


Vết tích thành mộ Hán bên sườn núi Rùa. 


Tác giả dưới một hầm đào kho báu. 


Cổ vật đào được ở núi Phượng Hoàng. 


Đường lên núi Rùa. 

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét