Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012


Các lễ hội đầu xuân đều thu hút hàng vạn du khách tấp nập đổ về trẩy hội.


Ngay cả Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) không phải là một di tích tâm linh, nhưng đầu năm nay, cũng trở thành nơi người dân kéo vào lễ lạt, cúng bái mưu cầu học hành, danh vọng đỗ đạt. Ở đây cũng bắt đầu cảnh khói hương nghi ngút, tiền lẻ được nhét vào miệng những cụ rùa đá, ném lên mái nhà. Ở Phủ Tây Hồ cảnh cũng tương tự.


Người dân đã thi nhau đổ tiền của mua sắm lễ, đốt vàng mã, rải tiền lẻ khắp nơi tại đền Bà chúa Kho - Bắc Ninh.


Đáng buồn là chính người dân đang làm dung tục hóa các lễ hội. Ở đền Bà Chúa Kho, có người còn bỏ cả đống tiền thật, khoảng 60-70 triệu đồng để mua một núi vàng mã đem đốt, trả lễ Bà Chúa Kho. Nhiều gia đình còn hóa cả... ô-sin cho người chết!


Bày bán thịt thú rừng và đốt vàng mã mịt mù ngay trước cổng chùa Thiên Trù tại lễ hội chùa Hương.


Còn tại các lễ hội như hội Lim (Bắc Ninh), Đền Trần, chợ Viềng (Nam Định)… thì nổi lên là hội cờ bạc bịp, trò chơi may rủi trá hình. Năm nào, các hình thức như tôm cua cá, ném vòng, ném đĩa, phi tiêu… trúng thưởng cũng tái diễn, ngang nhiên hoạt động, làm nhiều du khách bị mất tiền oan. Thậm chí ngay cả lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Lập Thạch-Vĩnh Phúc) tổ chức vào ngày 17 tháng giêng hàng năm thì hiện nay cũng hóa thành một “sòng bạc” khi giới cá độ kéo về lôi kéo cả người dân chơi cá cược.


Cảnh chen lấn xô đẩy đến hỗn loạn tại các lễ hội khiến du khách kinh hãi.


Hiện nay, hầu như các di tích đều tràn lan các ban thờ, hòm công đức, đĩa đặt tiền giọt dầu, thậm chí một gốc cây với vài nén nhang cũng đặt hòm công đức, dẫn đến việc đặt tiền vung vãi, gây phản cảm. Ở khu đền Bà Chúa Kho, chùa Bái Đính và nhiều nơi khác, dường như mỗi năm lại “mọc” thêm các ban thờ mới. Trước đây, dư luận đã từng lo ngại hiện tượng tượng giả, chùa giả, “gia đình hóa” di tích…


Hòm công đức "nở rộ" ở khắp các lễ hội đầu năm.


Tại hội Lim, nơi có đặc sản dân ca Quan họ, từ nhiều năm nay người dân đã bức xúc vì bị biến thành “hội chợ” mỗi năm mở hội vào ngày 13 và 14 tháng giêng âm lịch. Gần đây, hội Lim đang dần vãn khách hoặc du khách chỉ tìm về nghe Quan họ trong các làng chứ không lên khu vực “hội chợ” nữa.


Du khách bị "móc túi" từ các dịch vụ...ăn xin đến các dịch vụ vận chuyển.


Nhiều người cho rằng, trong khi di tích Yên Tử (Quảng Ninh) vẫn không thu phí tham quan thắng cảnh thì việc chùa Hương bắt buộc mua vé thắng cảnh trong nhiều năm qua là tận thu, chưa kể tới việc liên tục tăng phí và đây là nơi tổ chức cho nhiều chủ hộ, doanh nghiệp tư nhân nhảy vào thuê, đấu thầu địa điểm kinh doanh, buôn bán dịch vụ nhiều nhất hiện nay.


Những hành động không đẹp của du khách cũng khiến các lễ hội trở nên nhếch nhác, lộn xộn.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét