Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012


Như vậy chúng tôi còn 1 giờ để chờ xem khoảnh khắc nguy hiểm nhất ở khu chợ - khoảnh khắc cả đoàn tàu lao qua hàng ngàn sạp hàng hóa mà không một hàng rào bảo vệ, không một lối thoát hiểm.


Đi dưới những mái bạt, phóng tầm mắt về phía xa hun hút, có cảm tưởng như đang đi trong một cái hầm. Và thực sự không hiểu, khi tàu tới, làm thế nào “cái hầm” chỉ trong tích tắc lại biến thành một đường tàu lộ thiên?


Mang câu hỏi này đặt ra cho anh Tiệp, thì được anh giải thích: “Các thanh chống mái bạt đều không buộc cố định, nó chỉ được chống tạm. Khi nào tàu tới, người bán hàng chỉ việc chạy ra cầm thanh chống gập vào là xong. Còn các sạp hàng, bạn hãy quan sát mà xem, chân của chúng luôn có những bánh xe, đặt trên những thanh ray đã được khóa điểm ngoài cùng (không để sạp hàng trượt ra ngoài mép đường ray tàu), và chỉ một cái kéo nhẹ, sạp hàng lùi vào trong tức khắc.


Anh Tiệp lại cười và bảo, khi nào có tàu, sẽ có một người của nhà ga đi dọc chợ thông báo, rồi khi tàu tiến gần chợ hơn, lại có tiếng chuông ở đầu nhà ga đánh lên, rồi tiếng loa thông báo nữa, cả chợ biết ngay.


Tàu chạy với một tốc độ chậm vì đang trên đường vào ga. Khi nó ló đầu ở khúc cong cuối chợ cũng là lúc người bán hàng duy nhất còn lại trong chợ đã ôm được thanh chống bạt, gập vào trong. Đúng là chỉ trong tích tắc, cả một khu chợ dài 300m, lúc trước còn như một đường hầm len lỏi ánh sáng, ngổn ngang các sạp hàng, giờ sáng bừng và dẹp gọn tăm tắp vào hai bên đường ray.


Lời anh Tiệp vừa dứt, cũng là lúc con tàu lao qua chúng tôi với khoảng cách tính bằng gang tay. Tôi hú hồn bất động, không còn nghĩ tới chuyện chụp ảnh con tàu nữa.


Đuôi tàu dần khuất bóng ở đầu chợ cũng là lúc những gian hàng ở cuối chợ đã trở lại vị trí cũ như chưa hề có điều gì xảy ra. Những người bán hàng ở chợ Maeklong coi những chuyến tàu lao qua chợ thường nhật giống như những cơn mưa rào, ào ào rồi lại tạnh.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét