Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013


 Đông Nam Á có một địa danh đáng nể, nơi mà "Sura" (tức cá mập) và "Baya" (là cá sấu) vờn nhau trong một cuộc giao tranh để tìm ra vị chúa tể dũng mãnh nhất. Nơi ấy là Surabaya, thành phố lớn thứ hai của đất nước vạn đảo Indonesia. Tại đó, tôi được trải qua cảm giác nghẹt thở trên đỉnh núi lửa Bromo đang cuồn cuộn nhả khói, và ngược dòng lịch sử để khám phá thời cực thịnh của vương triều Hindu cuối cùng Majapahit.


Chinh phục Bromo


Surabaya là một hành trình khám phá hiếm hoi mà tôi từng trải nghiệm có giờ khởi hành thật đẹp: 00:00:00, vì điểm đến của hành trình đầu tiên này cũng là điểm đặc biệt - chinh phục đỉnh núi lửa Bromo vẫn đang âm ỉ hoạt động.


Cả Java có khoảng 40 ngọn núi, hơn phân nửa là núi lửa, trong số đó Bromo là núi lửa đang hoạt động, có phong cảnh đẹp nhất, thế nên nếu có phải hành xác để đến Bromo thì cũng xứng đáng.


Nếu như hành trình lên núi lửa Bromo là một trải nghiệm với thiên nhiên hoang sơ và không kém phần nguy hiểm, thì chuyến về miền cố đô Trowulan lại là một hành trình khám phá bề dày văn hóa, lịch sử của vương triều Hindu giáo cuối cùng Majapahit trên xứ vạn đảo, một vương triều có nhiều gắn kết với văn hóa Chămpa ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.


Trong số các điểm đến ấy, gây ấn tượng với tôi hơn cả là hai di chỉ khảo cổ: Khu lăng mộ của công chúa Chămpa và Trung tâm thông tin về vương triều Majapahit (còn gọi là Bảo tàng Sejarah).


Jayavarman II chính là người đã xây nên công trình dòng sông ngàn Linga trên đỉnh núi Kulen trong khu quần thể công viên Angkor thuộc tỉnh Siem Riep ngày nay.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét