Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012


(Toquoc)- Tối 7/4, tại Quảng trường Ngọ Môn (Huế), lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc trung bộ, khai mạc Festival Huế năm 2012 đã diễn ra đầy mới lạ, hấp dẫn với chủ đề xuyên suốt “Âm vang một vùng di sản”.Dự khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp tổ chức Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc trung bộ giữa Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủ tướng khẳng định: “Khai mạc năm du lịch Quốc gia năm nay cũng là sự kiện khởi đầu trong Chiến lược phát triển Du lịch quốc gia năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó chúng ta tập trung phát triển du lịch hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng chiều sâu, chất lượng và hiệu quả. Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội….”.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Festival Huế là dịp để bạn bè năm châu hội tụ, trình diễn những nét văn hóa đặc trưng của mình, để từ đó mở ra những cơ hội hợp tác, hữu nghị, cùng xây dựng một thế giới hòa bình dựa trên nền tảng văn hóa. Việt Nam với thiên nhiên tươi là đẹp và truyền thống là tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển du lịch”. Thủ tướng yêu cầu, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các địa phương trong vùng cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành của TƯ thực hiện những nội dung sau: Phát huy tốt nhất lợi thế và tranh thủ sự ủng hộ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác của các bạn bè trong và ngoài nước, khắc phục những khó khăn, vướng mắc để tập trung thực hiện thành công các hoạt động trong chương trình Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2012, từng bước khẳng định thành phố Huế là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố Festival của Việt Nam, phấn đấu đưa thành phố Huế trở thành thành phố đi đầu trong việc xây dựng du lịch văn minh, hữu nghị, anh ninh, an toàn, mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế, để phát triển nhanh và bền vững;  Đẩy mạnh liên kết hợp tác giữa các địa phương trong vùng bắc Trung Bộ; Liên kết triển khai xúc tiến thương mại và quảng bá, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch cả vùng, là điểm đến tầm khu vực và quốc tế; Ưu tiên phát triển phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội, gắn việc phát triển kinh tế với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa…Qua 6 lần tổ chức, Festival Huế không những trở thành món “đặc sản”, thành thương hiệu của xứ Huế, mà còn là “đại tiệc” nghệ thuật của nhân dân khắp mọi miền đất nước và của những người yêu mến di sản văn hóa trên thế giới. Festival Huế lần thứ 7 được Bộ VHTTDL chọn làm điểm nhấn cho Năm Du lịch gia duyên hải Bắc Trung bộ năm 2012 và chương trình khai mạc Festival Huế cũng đồng thời là chương trình khai mạc năm Du lịch quốc gia. Đây là lý do khiến Festival Huế năm 2012 có số lượng người tham gia đông nhất từ trước đến nay với gần 5.000 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 40 đoàn nghệ thuật quốc tế đại diện cho 5 châu lục và 25 đoàn nghệ thuật của Việt Nam.


Festival Huế đã có sức lan tỏa sâu sắc trong đời sống người dân Huế, người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Trong mỗi dịp Festival, lượng khách luôn tăng lên từ 20- 25% so với cùng kỳ. Festival năm nay, BTC cho biết, công suất phòng đạt 95% đối với khách sạn 3 sao trở lên, khách sạn 1-2 sao đạt 70%. Đối với một thành phố còn đến 200 khách sạn hạng sao với 11 ngàn phòng, đây là con số đáng tự hào của mỗi kỳ lễ hội. Mỗi dịp Festival, xứ Huế thanh bình như bỗng náo nhiệt hơn bởi du khách trong nước và quốc tế đến thăm. Không chỉ chiêm ngưỡng di sản Quần thể di tích cố đô Huế, du khách còn được thưởng thức những “đặc sản” văn hóa của năm châu hội tụ tại vùng đất này. Và không phụ lòng mong đợi của công chúng, chương trình nghệ thuật diễn ra đầy mới lạ, hấp dẫn, vừa làm nổi bật chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” của festival Huế 2012, vừa đưa công chúng qua một hành trình di sản bằng di sản.


Điểm xuất phát của cuộc hành trình là di sản Thành nhà Hồ, là khu di tích Lam Kinh của mảnh đất Thanh Hóa anh hùng qua điệu hò Sông Mã, qua hình ảnh những người dân chài vừa kéo lưới vừa “rô ta, rô hầy” do các nghệ sỹ, diễn viên Trung tâm văn hóa tỉnh Thanh Hóa thể hiện. Tạm biệt Thành nhà hồ, điệu ví phường vải, ví dặm và những khúc dân ca ngọt ngào lại đưa du khách đến với xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh) thăm làng Sen, thăm địa danh Truông Bồn, khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc…Tiếp đó, du khách đến Quảng Bình thăm động Phong Nha- Kẻ Bàng, đến Quảng Trị thăm Thành cổ qua ca khúc “Quảng Bình qua lời ca”, “Quảng Trị yêu thương” do ca sĩ Vân Khánh cùng tốp múa thể hiện. Điểm kết thúc chuyến du lịch di sản Bắc miền Trung là kinh thành Huế, là sông Hương, núi Ngự được chuyển tải qua di sản nhã nhạc cung đình cùng những điệu ca Huế đặc sắc.


Không chỉ khám phá di sản miền trung, các tiết mục nghệ thuật trong đêm khai mạc còn đưa du khách lên Tây Bắc thưởng thức thức tiếng khèn Mông réo rắt gọi bạn, tiếng hát then, đàn tính rộn ràng, rồi đến với mảnh đất đỏ Tây Nguyên voi bản Đôn, ngắm sông Đắk rông khi mùa xuân về (hòa tấu công chiêng và piano), xuống thành phố Hồ Chí Minh đi chợ Bến Thành, vào Nhà thờ Lớn, ra Hà Nội thăm hồ Gươm, cầu Thê Húc, Long Biên…(hợp xướng Hà Nội- Huế- Sài Gòn). Đặc biệt hơn, nhiều thành phố lịch sử trên thế giới như: Bắc Kinh (Trung Quốc), Mátxcơva (Nga), Seoul (Hàn Quốc), Paris (Pháp)…đã gặp nhau tại thành phố Huế qua nghệ thuật đường phố, qua các điệu múa, hòa tấu đậm đà bản sắc.

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét