Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012


Người dân Bali sắm sửa đồ đi lễ đền chùa


Ngày bắt đầu của chuyến đi du lịch Bali là tới những ngôi đền. Ở Bali có hàng ngàn ngôi đền. Chỉ có tra trên sách sử, sách về địa lý, dân cư mới có thể cho ta con số tương đối chính xác về số đền mà thôi. Người ta trích ra rằng Bali có cả thảy 11.000 ngôi đền, nếu tính cả những điện thờ ở các gia đình thì có hơn 200.000.  Suốt dọc đường xe đi qua không thể đếm chỉ có thể nhìn ngắm say sưa các kiểu dáng đền thờ lớn nhỏ nối tiếp trong cuộc sống người dân.


Các ngôi đền Bali thường chia làm hai nhóm chính: đền công và đền của gia đình, dòng họ. Đền công được mọi người trong cộng đồng đóng góp xây dựng và là nơi tôn thờ thần thánh, luôn mang dáng vẻ đồ sộ, nguy nga, thường đi liền với những yếu tố lịch sử như gắn liền với thời trị vì của một vị vua, hay những câu chuyện linh thiêng đã làm nên lý do để người dân đóng góp xây đền. Đền gia đình, dòng họ mang mục đích thờ cúng tổ tiên, được lưu giữ, phát triển dần từ đời nọ đến đời kia.Và khi nhìn vào kiến trúc của đền có thể đoán biết được sự giàu có, hưng vượng của dòng họ ấy thông qua số lượng những tòa tháp, đền thờ, diện tích và nét chạm trổ các chi tiết làm nên ngôi đền.


Đền Pura Besakih


ền Gunung Kawi là ngôi đền gột rửa, nơi có dòng suối ngầm chảy từ trong núi đá, trong vắt, đọng lại thành hồ nước lớn để mọi người trong vùng đến gột rửa tội lỗi và những phiền muộn lo âu cuộc sống. Trong tầng hai của đền, những vòi nước được thiết kế phun ra từ các phù điêu phủ đầy rêu phong thời gian, được rào cẩn trọng vì nguồn nước này vừa chảy ra từ hang núi, tinh khiết nhất nên chỉ được dùng cho những nghi thức tôn giáo quan trọng, không dành cho người làng tắm rửa từ các vòi nước này.


n, bỏ dép đi bộ một chút để đón nhận sự ấm nóng từ cát. Đây là cát được mang từ nơi có núi lửa đã tắt về đập và trải ra. Vì mệt tôi đi vòng quanh và ngắm những hình tượng được khắc quanh chân thành, ngắm những tượng ngồi dưới những mái vòm. Có tượng mất đầu. Có tượng mất tay. Có những khoảng trống không vòm không tượng. Ở Indonesia là vậy. Khi hỏi tại sao không tôn tạo, được biết họ muốn giữ nguyên những gì mà thời gian để lại. Việc tôn tại rất khó có thể làm nguyên hình dáng cổ và như vậy sẽ phá vỡ cảnh quan. Cái mới đã làm giảm vẻ tôn nghiêm, thiêng liêng của cái cũ.

Xem bài viết đầy đủ

Categories: ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét