Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012


Ông Nguyễn Ngọc Thùy ở cửa hầm


Đường hầm này dài khoảng 300m với chiều sâu 30m


Đi sâu vào bên trong


Theo Bưu điện Việt NamÔng Nguyễn Ngọc Thùy ở cửa hầmÍt ai biết rằng, ngay sau “ngân hàng địa phủ” Bà Chúa Kho (làng Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) lại có một đường hầm dài xuyên qua núi với nhiều truyền thuyết linh thiêng. Vùi sâu trong thời gian Hàng năm, cứ ra Tết là hàng vạn người đổ đến đền Bà Chúa Kho để đi lễ, với mong muốn được Bà phù hộ độ trì làm ăn phát đạt. Những ngày đầu tháng 3 âm lịch này, đền vẫn tập nập người đến, vừa để đi lễ vừa để hầu đồng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngay sau đền có một đường hầm với nhiều điều bí ẩn linh thiêng. Ngay bên trái khuôn viên đốt vàng mã, mở cánh cửa sắt nhìn lên núi Kho thì sẽ thấy một vòm cửa ở ngay lưng chừng núi. Đó chính là cửa của đường hầm xuyên qua núi Kho thông ra ngay sông Cầu (xưa có tên là sông Như Nguyệt). Đường hầm này dài khoảng 300m với chiều sâu so với mặt đất 30m, chiều rộng và cao khoảng 2m.Đường hầm này dài khoảng 300m với chiều sâu 30mTheo lời nhiều người dân ở khu vực quanh đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) thì đường hầm này có từ rất lâu, là nơi mà những đứa trẻ ở nơi đây từng một thời đến để chơi trốn tìm, tránh mưa gió khi đi chăn trâu, cắt cỏ.Đi sâu vào bên trong“Từ thời còn nhỏ tôi đã được bố kể về đường hầm và thường cùng bạn bè lên đây chơi", ông Nguyễn Ngọc Thùy, trưởng ban an ninh di tích đền Bà Chúa Kho, người làng Cổ Mễ cho biết. Để xuống được đường hầm, chúng tôi phải trang bị 2 chiếc đèn pin cỡ to và nhờ sự chỉ dẫn của ông Nguyễn Ngọc Thùy. Trước khi bước xuống hầm, ông cho biết: “Ngày xưa trong này có khá nhiều rắn và dơi, nhưng thời gian gần đây thì không có nữa, chỉ có điều đường đi rất khó vì đất dính và những thanh chắn bằng gỗ nằm ngang lối đi”. Với khoảng 30 bậc được xây bằng gạch, càng đi sâu vào hầm đất càng trở nên bê bết. Cách cửa hầm khoảng 50m là một khoảng không gian rộng chừng 20 m2, theo lời ông Thùy thì đó được gọi là khu bàn giấy, tức nơi làm việc của cán bộ khi vào hầm trú ẩn.


Lối đi trong đường hầm


 Lối đi trong đường hầm


Cổng hầm nằm cách gian thờ chính của Bà Chúa Kho khoảng 3m


Những bức tường được xây bằng đá cát bi vẫn còn sót lại ở xung quanh đường hầm


Rác rưởi, gạch đá ngổn ngang nơi cửa hầm

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét