Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012


Do người nước ngoài không thể thâm nhập được vào những nhà hàng bán thịt khỉ,Spiegel Online đã cử một cộng tác viên người Việt đóng vai một khách hàng đangtìm nguồn cung cấp thịt khỉ cho nhà hàng ở Hà Nội. Người này đã được tiếp cậnnhà bếp và kho trữ của nhà hàng và ghi lại những hình ảnh vô cùng kinh khủng.


Trong gian phòng tối, con khỉ còn sống bị trói quặt tay ra sau lưng. Người đầubếp dúi nó xuống sàn. Một người phụ nữ xối nước nóng vào nó để người kia vặtlông. Con khỉ không kêu la, nhưng nó giẫy giụa mãnh liệt. Người đầu bếp dùng condao to đập nhiều nhát vào cái đầu trọc của con khỉ. Khi đã chết hẳn, người tabắt đầu phanh thây nó.


Người phụ nữ hứng máu khỉ vào một cái túi nilon. Con khỉ được đưa sang trongphòng bên cạnh. Ở đó có hai xác khỉ đã được làm lông và loại bỏ nội tạng. Sẽkhông có phần nào của những con khỉ bị bỏ sót. Chúng sẽ được chế biến thành mónăn hoặc các vị thuốc theo kiểu truyền thống Trung Quốc. Bà chủ quán cho biết cóthể cung cấp hàng trăm con khỉ trong ít tuần. Mặc dù không được pháp luật chophép nhưng thịt khỉ vẫn được phục vụ bán công khai tại nhiều nhà hàng.


Tại một vùng gần biên giới Việt Nam, nhà hoạt động bảo vệ môi trường Karl Ammannđã mua từ người dân một con cu li, một loài thuộc họ linh trưởng.


Con cu li này kém may mắn hơn nhiều. Nó đã bị hành hạ đến chết tại một ngôi làngmiền núi gần biên giới Lào - Việt Nam. Sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện cơ sởhạ tầng chỉ khiến cho số phận của các loài linh trưởng trở nên thê thảm hơn. Conngười đã có thể xâm nhập những vùng hẻo lánh nhất của Đông Nam Á, trong khi việcăn thịt thú hiếm trở thành một thứ mốt thời thượng.


Những bộ xương của cu li tại một khu chợ ở Mong La, Myanmar, gần biên giới TrungQuốc. Thịt nhiều loài linh trưởng được coi là một món ăn ngon, cũng như vị thuốcquý tại một số khu vực của châu Á.


Ông Kloeble George, chuyên viên hỗ trợ phát triển của Đức và nhóm kiểm lâm đãgiải thoát cho nhiều cá thể cu li tại vùng rừng thuộc tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam."Ở khắp mọi nơi trong khu vực này đều có các nhà hàng phục vụ thịt khỉ", ông chobiết.


Kloeble và các cán bộ kiểm lâm Việt Nam bên một con khỉ vừa được tịch thu từnhững kẻ nuôi giữ trái phép. Cuộc đấu tranh chống lại sự tàn sát khỉ trong cácnhà hàng là cuộc đấu tranh rất gian nan. Cần có cả một hệ thống “tình báo” để cóthể tìm ra các nhà hàng đó. Những nhà hàng mới thì mọc lên ngày càng nhiều.


Ở nhiều nơi, săn khỉ được coi là một môn thể thao giải trí. Vào cuối tuần, cánhthanh niên chạy xe máy vào rừng để săn bắt lũ khỉ. Những con khỉ sẽ được đem bánở chợ để làm thịt, làm thuốc, hoặc cũng có thể là làm vật nuôi trong nhà.


Tương lai của các loài linh trưởng ở khu vực Đông Nam Á rất bấp bênh. Việc bảovệ và phục hồi chúng sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng không thểkhông làm điều đó.


Hiện tại, George Kloebles đang làm việc tại một trạm kiểm lâm ở Thanh Hoá dướisự phân công của một tổ chức viện trợ phát triển Đức nhằm bảo vệ rừng trên địabàn tỉnh này.


Các cán bộ kiểm lâm Việt Nam vừa tịch thu được hai chú gấu đen còn nhỏ. "Chúngđược nuôi bằng thức ăn trẻ em và các loại hoa quả, với chi phí lên tới 1.500euro cho mỗi con gấu một năm," Kloeble nói. Hiện tại, trạm kiểm lâm của ông đangnuôi 17 con khỉ, gấu đen và hai chủ tê tê nhỏ. Với việc ngày càng nhiều động vậtđược tịch thu, trong tương lai trạm kiểm lâm có thể sẽ trở thành một vườn thúnho nhỏ.


Chỉ có một tỉ lệ rất ít động vật rơi vào tay thợ săn được kiểm lâm giải cứu. Đạiđa số không được may mắn như vậy. Trong ảnh là một con cầy sắp bị xẻ thịt taịmột ngôi làng ở Lào, gần biên giới Việt Nam. Nhiều cánh rừng đã bị chặt phá đếnmức trống rỗng tại khu vực này. 

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét