Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012


Là một đất nước ở Bắc Phi, nhà triết học cổ đại Herodotus gọi Ai Cập là “tặng phẩm của sông Nile”. Từ thuở sơ khai (cách đây 3.100 năm TCN), dưới thời Pharaoh Menes, quốc gia này có tên là “Kemet” - "miền đất đen", nhằm ám chỉ lượng phù sa màu mỡ mà sông Nile cung cấp cho miền đất này sau mỗi trận lụt. Có thể nói, nếu không có phù sa của dòng sông dài bậc nhất thế giới ấy thì không tồn tại một đế quốc Ai Cập thời kì cổ đại với vô vàn phát minh đi trước thời đại như thế.


Dòng sông Nile có thể nói chính là khởi nguồn của nền văn minh Ai Cập. Thoát khỏi sự ồn ào náo động của thành phố Cairô, sông Nile về đêm yên ắng, thanh bình và nhẹ nhàng đến lạ thường. Đây là nơi người dân có thể đi dạo trên các cây cầu bắc ngang hay thậm chí là tìm tới để vui chơi, thư giãn bên bờ sông hay trên những con thuyền rực sáng ánh đèn.


Ai Cập nổi tiếng toàn thế giới với những công trình kiến trúc thời cổ đại. Hình ảnh trên ghi lại kim tự tháp Giza đằng sau "làm nền" cho tấm ảnh lưu niệm về những người lữ hành đã nhàu nát. Trong thời gian gần đây, lượng du khách tới Ai Cập đã giảm một cách đáng kể vì lý do an ninh và chính trị.


Một địa danh khác ăn sâu vào tâm trí người dân Ai Cập là đền thờ Abu Simbel - nơi thờ vua Ramses II. Đền gồm nhiều pho tượng khổng lồ tạc bằng đá rắn nằm ở phía Tây hồ Nasser, phía Nam Ai Cập. Đây là một trong những địa danh mà du khách không thể bỏ qua khi tới thăm nền văn minh Ai Cập. Dường như ánh mắt buồn bã của người lính trong bức ảnh cho thấy sự đi xuống của nền du lịch nước này. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy chiếc chìa khóa trong bức ảnh, nó được gọi là “ankh”, nghĩa là "cuộc sống".


Ai Cập là một quốc gia khá phát triển ở châu Phi. Loại cây trồng chính ở đây là cây bông, được người dân trồng nhiều ở đồng bằng ven sông Nile. Theo đánh giá, chất lượng bông ở đây thuộc hàng Top trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề nước biển dâng cao do nóng lên toàn cầu đã khiến cho sản lượng bông ở khu vực màu mỡ này giảm đi trông thấy.


Hình ảnh một góc phía Bắc ở Thủ đô Cairô, những con lạc đà được đánh số vây xung quanh một chiếc xe Mercedes. Lạc đà được coi là con vật truyền thống ở Ai Cập. Vào thời kì cổ đại, nó là phương tiện đi lại chính của người dân trên những mảnh đất sa mạc khô cằn và rộng lớn, vì có khả năng chịu khát cực tốt.


Một góc náo nhiệt của thành phố cảng Alexandria - thành phố lớn thứ hai Ai Cập, được thành lập bởi Alexander Đại đế năm 331 TCN. Ngày nay, nơi đây đã trở thành một đô thị nhiều màu sắc. Trong tương lai, rất có thể đây sẽ lại trở thành một trung tâm lớn của thế giới, như vốn đã từng cách đây hàng nghìn năm.


Thủ đô Cairô của Ai Cập là một thành phố phát triển nhất khu vực châu Phi. Từ nhiều thế kỉ nay, nó là thành phố lớn nhất châu Phi và là một trung tâm học thuật, văn hóa và thương mại. Thế nhưng, bên ngoài vẻ hào nhoáng đó, một Cairô thường ngày còn đó rất nhiều khó khăn, những vấn đề nhức nhối chưa được giải quyết.


Một khung cảnh đổ nát và hoang tàn phía Tây Nam Cairô, với những đống lửa lớn, bãi đá đổ xiêu vẹo, các công trình xây dang dở và hình ảnh đáng thương tâm của người dân hoang mang, nghèo khổ.


Bức ảnh mô tả cảnh tượng tắc đường diễn ra thường xuyên ở Thủ đô Cairô. Cách mạng Ai Cập trong thời gian vừa qua đã tiếp sức cho người dân thêm hy vọng về sự tự do và quyền được sống. Tuy nhiên, họ còn cần rất nhiều thời gian để vực dậy một nền kinh tế còn yếu trước nhiều thách thức như thất nghiệp, điều kiện giáo dục, y tế, nhà ở, giao thông...

Xem bài viết đầy đủ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét